Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh

Trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai đầy vất vả, tiếp theo là hành trình vượt cạn, cơ thể người mẹ gần như đã kiệt sức. Vì vậy cách chăm sóc mẹ sau sinh là điều mà người thân cần biết để chăm sóc mẹ một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm chăm sóc mẹ sau sinh để mẹ khỏe, bé ngoan nhé.

1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ).

Nhắc đến chăm sóc mẹ sau sinh đa số chúng ta đều chú ý đến việc vệ sinh cá nhân hay chế độ dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể ở đây là theo dõi nhịp mạch đập, huyết áp và nhiệt độ. Trường hợp mẹ hoặc người thân không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà để có thể hồi phục sức khỏe sau sinh kịp thời.

2. Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch

Sản dịch thường kéo dài trong thời gian khoảng 07 ngày, có màu như kinh nguyệt rồi sau đó chuyển sang hồng nhạt, thường sẽ hết hẳn sau 4 tuần, phần lớn sau khi hết sản dịch thì sẽ có kinh trở lại. Mẹ cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh. Và việc mang thai sau sinh tại thời điểm này không có lợi cho cả mẹ và bé. 

Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.

3. Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn 

Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn rất quan trọng trong cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên. 

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng túi đá lạnh để áp vào vùng tầng sinh môn để giảm sưng, giảm đau. Nếu phù nề, máu tụ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cắt chỉ. Vết rạch thường rất đau nên nhiều mẹ luôn muốn biết vết rách tầng sinh môn bao lâu sẽ lành lạiMẹ hãy yên tâm vì thường vết khâu tầng sinh môn sẽ lành sau một tuần và mẹ có thể đi lại như bình thường.

Quần áo phải rộng rãi, thoáng mát, nếu dùng nịt vú thì phải nới rộng. Nếu mẹ sinh vào mùa hè thì nên mặc áo thấm mồ hôi. Quần lót phải được thay, giặt mỗi ngày và phơi dưới ánh nắng to hoặc ủi sạch.

4. Theo dõi đại, tiểu tiện

Sự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.

Trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu, ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.

Nếu mẹ bị táo bón sau sinh hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

11-02-2022 Tác giả: Admin