Mang thai ngoài tử cung, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Mang thai ngoài tử cung là một trong những bất thường trong sản khoa, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Nhiều chị em phát hiện bị chửa ngoài tử cung mà không ngờ tới các lý do khiến mình gặp phải tình trạng này. Đừng bỏ qua bài viết này để có thêm thông tin hữu ich về hiện tượng chửa ngoài tử cung.
1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung còn được gọi với cái tên dân dã hơn là chửa ngoài dạ con là hiện tượng khi phôi phát triển và gắn kết bên ngoài buồng tử cung trong quá trình mang thai.
Phôi không gắn kết ở trong buồng tử cung mà phát triển ở 1 vị trí khác xung quanh cơ quan sinh dục của người mẹ được gọi là chửa ngoài tử cung
Thông thường, phôi được thụ tinh sau đó di chuyển xuống tử cung để gắn kết vào thành tử cung và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phôi không di chuyển đúng địa điểm và phát triển bên ngoài lòng tử cung.
Điều này thường xảy ra khi phôi không thể đi qua các ống dẫn trứng hoặc bị “trì hoãn” trên đường đi. Kết quả là phôi gắn kết và phát triển trong các vị trí khác, như ống dẫn trứng, cổ tử cung hoặc thậm chí là ngay tại vết sẹo mổ lấy thai ở các lần trước.
2. Nguyên nhân và triệu chứng
2.1. Nguyên nhân dẫn dến thai ngoài tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chửa ngoài tử cung. Có thể nó xuất phát từ yếu tố chủ quan, bẩm sinh từ trong chính bộ phận sinh dục của bạn.
Hoặc do bạn đã từng can thiệp, điều trị hay viêm nhiễm dẫn đến gia tăng khả năng chửa ngoài tử cung.
Dưới đây là 1 số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chửa ngoài tử cung ở nữ giới:
– Viêm nhiễm vòi trứng do vi khuẩn lậu, chlamydia làm cho trứng và tinh trùng không thể di chuyển thụ thai thành phôi bám trong buồng tử cung.
– Trước đây bạn đã có những can thiệp liên quan đến phẫu thuật vòi trứng, nạo phá thai gây ra vết sẹo tại vùng phẫu thuật khiến thai khó làm tổ trong buồng tử cung.
3. Phương pháp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung
Những trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ thực hiện một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng, bao gồm:
Thử thai: Bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để định lượng nồng độ hormone HCG (βhCG) trong cơ thể. HCG là hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai, do đó xét nghiệm này sẽ cho biết thai phụ có mang thai hay không. Tuy nhiên, chỉ với xét nghiệm này thì chưa thể cung cấp thông tin thai nằm trong hay ngoài tử cung.
Siêu âm: Đối với trường hợp nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định chính xác vị trí của thai nhi. Kết quả siêu âm của thai phụ sẽ cho thấy trong buồng tử cung có hoặc không có túi thai, hoặc thấy được hình ảnh túi thai nằm ở ống dẫn trứng. Thêm vào đó, phương pháp này còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ.
Các xét nghiệm máu khác: Ngoài xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ HCG, thai phụ có thể được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm máu khác nhằm kiểm tra tình trạng thiếu máu, cũng như kiểm tra nhóm máu trong trường hợp cần truyền máu.
Nội soi ổ bụng: Nội soi ổ bụng là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán thai nằm ngoài tử cung một cách nhanh chóng và chính xác. Trong trường hợp thai ngoài tử cung, soi ổ bụng sẽ phát hiện được một bên ống dẫn trứng căng phồng, tím đen. Đó chính là khối thai ngoài tử cung.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh