Nạo VA và những điều cần biết
1. VA là gì?
VA là tên viết tắt từ tiếng Pháp: Vegetations adenoids của mô lympho (tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên) nằm ở vòm họng. VA có chức năng miễn dịch, nhận diện, bắt giữ và sản xuất các kháng thể tự nhiên chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp.
VA đặc biệt có tác dụng trong độ tuổi từ 6 tháng - 4 tuổi, khi mà trẻ sử dụng hết hệ kháng thể tự nhiên được di truyền từ mẹ trong thai kỳ và bắt đầu sống bằng hệ miễn dịch non yếu của chính mình. Viêm VA xảy ra khi VA bị nhiễm trùng do vi khuẩn có hại xâm nhập.
2. Các giai đoạn của viêm VA
Mức viêm nhiễm của VA ở trẻ được chia thành 4 giai đoạn:
✔️Cấp độ 1: Viêm VA chiếm ít hơn 33% diện tích cửa mũi sau.
✔️Cấp độ 2: VA chiếm từ 33 - 66% diện tích cửa mũi sau.
✔️Cấp độ 3: VA chiếm từ 66- 90% diện tích cửa mũi sau.
✔️Cấp độ 4: VA chiếm hết diện tích cửa mũi sau và lan sang hố mũi.
3. Triệu chứng bệnh
- VA phình to chiếm diện tích ở cửa mũi khiến trẻ bị ngạt mũi kéo dài, khó thở, thở khò khè, ngáy ngủ hoặc nguy hiểm hơn với chứng ngưng thở do bít tắc lỗ mũi. Thường được điều trị bằng việc sử dụng xịt thông mũi, rửa mũi bằng nước bằng nước muối hoặc thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, sau một thời gian lại tái phát.
- VA bị nhiễm trùng với biến chứng làm chảy mũi kéo dài, dịch mũi không màu hoặc màu vàng, xanh, thường xuyên bị sốt. Những dấu hiệu này lặp đi lặp lại kéo dài.
- Ho kéo dài hoặc chữa khỏi lại tái phát, gây khàn tiếng do viêm VA chảy xuống đường hô hấp gây viêm thanh quản. Một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn từ VA đi vào đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn ói và tiêu chảy thường xuyên.
4. Khi nào cần nạo VA?
VA là một tổ chức tốt cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhưng nếu tình trạng viêm cứ tái lại nhiều lần gây các ra các biến chứng gần và xa cho trẻ như:
- Gây phì đại VA khiến trẻ phải thở bằng miệng, ngủ ngáy, nghẹt mũi, ngừng thở khi ngủ...
- Ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho cơ thể, đặc biệt là cho não không tốt cho việc phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. VA phì đại ảnh hưởng tới khả năng khứu giác của trẻ.
- VA phì đại có thể gây bít tắc vòi tai gây nhiễm trùng tai giữa, giảm thính lực và ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ
- VA phì đại khiến bít tắc, tích tụ các dịch nhầy trong xoang gây viêm xoang.
- VA bị viêm thường xuyên cũng là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công gây ra viêm đường hô hấp, viêm tai giữa....
Phẫu thuật nạo VA cho trẻ khi:
✔️ Viêm VA tái lại nhiều lần (> 5 lần/ năm)
✔️ Viêm VA điều trị nội khoa không hiệu quả gây các biến chứng.
✔️ VA quá phát gây bít tắc cửa sau, khiến trẻ ngạt mũi kéo dài, cản trở đường thở.
✔️ Các trường hợp chống chỉ định: Khi trẻ có các bệnh về máu, bệnh tim nặng, lao tiến triển.
Chống chỉ định nạo VA trong trường hợp:
- Tuyệt đối không nạo VA với người có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển.
Chống chỉ định tạm thời trong trường hợp:
- Đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
- Đang nhiễm 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết...
- Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
- Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
5. Nạo VA có nguy hiểm không?
Nạo VA không nguy hiểm bởi đây là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến và an toàn. Đồng thời cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Bởi VA chỉ là 1 trong nhiều tế bào miễn dịch đường hô hấp của trẻ.
Ngoài VA còn nhiều hệ miễn dịch khác như Amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi, amidan ở lỗ vòi nhĩ và nhiều hệ thống miễn dịch tự nhiên khác nằm dưới lớp niêm mạc hô hấp. Nạo viêm VA không nguy hiểm khi tiến hành tại cơ sở y tế uy tín
Nạo VA tại TTH Hà Tĩnh
Tuy nhiên, kỹ thuật nạo VA vẫn có thể gây nguy hiểm khi tiến hành phẫu thuật (Tỉ lệ thấp) :
✔️Có hiện tượng chảy máu sau khi nạo: Đây là biến chứng thường gặp ở nạo VA. Chảy máu vùng nạo sẽ diễn ra nhiều vào ngày đầu tiên sau khi nạo. Xuất hiện 5 - 7 ngày sau đó, khi lớp phủ vảy phủ vết thương vùng viêm bong ra. Bé tuân thủ theo chế độ của bác sĩ sẽ ít có nguy cơ này. Trường hợp chảy máu nhiều có thể phải truyền máu nếu mất máu quá nhiều (hiếm gặp).
✔️Có thể bị nhiễm trùng ở vị trí phẫu thuật do dụng cụ y tế chưa được vô trùng hoặc do không tuân thủ theo chế độ kiêng khem của bác sĩ sau khi phẫu thuật.
✔️Trẻ có sức khỏe yếu có thể dị ứng với thuốc gây mê, khiến trẻ bị rối loạn hô hấp.
✔️Một số trẻ bị đổi giọng vì quá nhiều không khí thoát ra từ mũi. Một số trẻ bị đồ ăn lỏng hoặc đặc thoát ra qua mũi. Những trường hợp này chỉ diễn ra ngắn là kết thúc. Tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài từ 4 - 6 tuần thì cần gặp ngay bác sĩ để có liệu pháp thích hợp.
✔️Thành mũi hoặc miệng bị đóng kín 1 phần hoặc toàn bộ do sẹo phủ kín, phải phẫu thuật lại (trường hợp cực kỳ hiếm). Nạo VA không quá phức tạp và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi nạo, bạn nên tìm cơ sở y tế uy tín với cơ sở hạ tầng tiên tiến và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh là 1 trong những địa chỉ y tế uy tín nhiều năm trong khám và chữa các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có viêm VA. Khách hàng khi tiến hành nạo VA tại TTH Hà Tĩnh sẽ được các bác sĩ giỏi trực tiếp tiến hành phẫu thuật. Được trải nghiệm dịch vụ mang đẳng cấp quốc tế và thái độ phục vụ tận tình, tận tâm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh