Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy (tên tiếng anh: diarrhea) là tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới).

1.Tổng quan bệnh Tiêu chảy

Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày. Trẻ bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi.

Tiêu chảy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ, thường chỉ kéo dài vài ngày và tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bởi thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc trẻ bị nhiễm virus.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ: Khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài nguyên nhân chính là rotavirus, bệnh tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân phổ biến khác như: nhiễm khuẩn đường ruột.

✔️Vệ sinh kém.

✔️Ngộ độc thực phẩm.

✔️Không hấp thu đường.

✔️Rối loạn vi sinh đường ruột.

✔️Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,..

3. Triệu chứng bệnh Tiêu chảy

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mất nước nhiều rất nguy hiểm do nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở Y tế khi trẻ có các triệu chứng:

✔️Chóng mặt, ✔️Chuột rút, ✔️Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, ✔️Sốt, ✔️Phân có máu, ✔️Khô, dính miệng, ✔️Nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu, ✔️Ít hay không có nước mắt khi khóc, ✔️Da lạnh, khô da, ✔️Mệt mỏi

Tiêu chảy lây qua đường nào?

Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

4. Phòng ngừa bệnh Tiêu chảy

Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy. Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.

- Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. Để đảm bảo an toàn khi đi du lịch:

- Không uống nước máy hoặc dùng nước máy để đánh răng

- Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy

- Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy)

- Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ

- Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín

- Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong

5. Các biện pháp điều trị bệnh Tiêu chảy

✔️Điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe nói chung, mức độ nghiệm trọng của tiêu chảy của trẻ.

✔️Mất nước là mối quan tâm chính đối với bệnh tiêu chảy. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách bổ sung chất lỏng bị mất theo nhiều cách khác nhau như bù nước và điện giải, truyền dịch. Thuốc kháng sinh có thể được kê khi nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy.

✔️Trẻ em nên uống nhiều nước, việc này giúp bổ sung các chất lỏng mà cơ thể bị mất. Nếu trẻ bị mất nước, phụ huynh hãy đảm bảo rằng:

✔️Cho trẻ sử dụng bù điện giải bằng oresol được pha theo đúng tỷ lệ.

✔️Tránh nước trái cây hoặc soda do có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn.

✔️Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống nước lọc

✔️Không cho trẻ ở mọi lứa tuổi quá nhiều nước lọc do có thể nguy hiểm.

✔️Bà mẹ tiếp tục cho con bú do khi bú sữa mẹ, trẻ ít bị tiêu chảy hơn.

✔️Tiếp tục cho bé ăn sữa bột.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911. 92.91.92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

01-07-2021 Tác giả: admin1