NIỀNG RĂNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN BIẾT
Hàm răng đều đẹp là điều ai cũng mong muốn có thể sở hữu vì răng có chức năng và vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi người, chính vì vậy khi răng chẳng may gặp phải những hư tổn hay khuyết điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh. Không phải ai cũng cũng may mắn sở hữu một cung răng đều đặn, việc răng mọc lệch lạc, khấp khểnh không đều nhau là khá phổ biến. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân; sai khớp cắn (lệch lạc, khấp khểnh) có thể dẫn đến sâu răng, viêm nha chu, rối loạn phát âm…
Tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - BVĐK TTH Hà Tĩnh đang thực hiện dịch vụ nắn chỉnh răng - niềng răng, đây là phương pháp nha khoa tác dụng lực lên răng, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mong muốn. Nó được áp dụng cho các trường hợp răng cong, lệch hoặc hàm hô hàm móm, răng có vị trí không chính xác và khớp với xương hàm.
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là một giải pháp được sử dụng phổ biến hiện nay để chỉnh sửa những chiếc răng mọc lệch lạc, hô móm và khấp khểnh, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
2. Các trường hợp nên niềng răng
Niềng răng chỉnh nha chính là một thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi trong nha khoa; giúp dịch chuyển răng bằng cách dùng những khí cụ nha khoa có tính chất chuyên dụng, mang lại cho bạn một hàm răng cân đối và đều đặn.
2.1 Răng khấp khểnh
Răng khấp khểnh là tình trạng răng chìa ra hoặc thụt vào, mọc chồng chéo lên nhau gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do yếu tố di truyền. Một vài thói quen xấu lúc còn nhỏ cũng là nguyên nhân khiến răng mọc chen chúc, khấp khểnh như nghiến răng, mút tay hay đẩy lưỡi.
Răng mọc chen chúc, khấp khểnh ảnh hưởng cả đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng do khó để có thể vệ sinh sạch răng miệng.
2.2 Răng thưa
Là khi các răng mọc xa nhau, không khít và giữa các răng có khoảng trống. Tình trạng này xảy ra thường do mất răng hoặc răng mọc lên có kích thước nhỏ hơn so với cấu trúc hàm. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng răng thưa như hàn trám nhưng để đạt được hiệu quả lâu dài và tối đa thì vẫn nên thực hiện niềng răng để sắp xếp lại vị trí đúng cho răng trên cung hàm.
2.3 Răng hô, vẩu
Đây là một trong những dạng sai khớp cắn, có biểu hiện hàm trên nhô ra phía trước so với hàm dưới hoặc lùi vào trong so với hàm trên. Tuy nhiên, hô vẩu lại được chia thành hai loại nguyên nhân là do khung xương và do răng. Niềng răng mắc cài sẽ giải quyết được trường hợp hô do răng (răng hàm trên mọc chìa ra ngoài nhiều so với răng hàm dưới và khó để có thể khép chặt môi).
Răng hô khiến bạn tự ti trong giao tiếp với những người xung quanh và ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai hay khả năng phát âm.
2.4 Răng móm
Đây là tình trạng ngược lại với răng hô. Món là khi hàm dưới mọc chìa ra ngoài so với hàm trên. Tình trạng này cũng được chia làm hai trường hợp là móm do xương và móm do răng. Và tương tự như với trường hợp răng hô, niềng răng sẽ giúp giải quyết tình trạng móm do răng.
Răng móm khiến cho nụ cười của bạn trở nên thiếu tự tin, việc ăn nhai cũng gặp nhiều khó khăn do khả năng nhai bị suy giảm . Các bệnh lý về răng miệng của người răng móm cũng dễ bắt gặp hơn bình thường như mòn răng, viêm tủy răng, đau nhức khớp hàm do khớp cắn không chuẩn dẫn đến quai hàm phải chịu áp lực lớn hay sâu răng, hôi miệng, viêm nướu do khó vệ sinh răng miệng.
2.5 Sai khớp cắn
Trường hợp này có thể chia làm 4 tình trạng chính bao gồm:
Khớp cắn sâu: là tình trạng hàm trên phát triển quá phát che phủ gần như hoàn toàn răng hàm dưới
Khớp cắn ngược: Là tình trạng hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước còn hòa trên ngắn, cụp vào trong
Khớp cắn hở: Là tình trạng hàm trên và hàm dưới không chạm nhau khi hàm đã đóng hoàn toàn
Khớp cắn chéo: Là tình trạng các răng trên cung hàm chia thành nhiều nhóm thò thụt khác nhau, phá vỡ sự đối xứng của 2 hàm răng trên và dưới.
Các trường hợp nên niềng răng
3. Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp nắn chỉnh - niềng răng phổ biến:
3.1 Niềng răng mắc cài
Nắn chỉnh răng bằng mắc cài niềng răng là phương pháp truyền thống và được lựa chọn để khắc phục thẩm mỹ cho răng nhiều nhất. Khí cụ để nắn chỉnh răng gồm mắc cài, dây cung, dây thun…, trong đó, mắc cài sẽ được gắn cố định lên mặt răng.
Có 4 loại niềng răng mắc cài cố định khác nhau gồm: mắc cài kim loại, mắc cài mặt sứ, mắc cài tự đóng, mắc cài mặt lưỡi. Thời gian niềng răng mắc cài sẽ mất khoảng từ 12-32 tháng, tùy theo tình trạng răng miệng của từng người.
Lực kéo của dây cung và mắc cài sẽ giúp dịch chuyển răng dần dần về đúng vị trí, đồng thời sắp xếp các răng thẳng đều với nhau. Trong suốt quá trình điều trị nắn chỉnh răng, bác sỹ sẽ kiểm soát chặt chẽ lực kéo này để đảm bảo lực kéo ổn định, răng dịch chuyển theo đúng kế hoạch điều trị và cho kết quả tốt nhất.
3.2 Niềng răng trong suốt Invisalign: Invisalign là phương pháp chỉnh nha không mắc cài. Với việc sử dụng các khay niềng bằng nhựa và các điểm tụ lực trong suốt giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
Khay niềng Invisalign được thiết kế riêng tùy theo hàm răng của mỗi người và được sử dụng lần lượt theo từng giai đoạn niềng răng.
Trung bình mỗi 2 tuần, khách hàng sẽ được thay khay niềng một lần. Số lượng khay niềng răng Invisalign mà một người sử dụng trong suốt quá trình niềng răng sẽ rơi vào khoảng 20 - 40 khay, tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng.
Ưu điểm của phương pháp nắn chỉnh răng bằng khay niềng đó là đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao kể cả sau khi điều trị và trong suốt quá trình niềng răng. Tuy nhiên, so với niềng răng mắc cài, thời gian điều trị bằng khay niềng sẽ chậm hơn so.
3.3 Phẫu thuật nắn chỉnh răng nhanh chóng
Phương pháp chỉnh nha này thường được áp dụng cho những trường hợp răng xô lệch, khấp khểnh, hô vẩu, móm do xương hàm phát triển quá mức và niềng răng không thể khắc phục được. Khi đó, bác sỹ sẽ phẫu thuật xương hàm để điều chỉnh xương hàm, dịch chuyển răng, làm cân bằng khớp cắn để giúp hàm răng đẹp, hài hòa hơn.
Ưu điểm của phương pháp nắn chỉnh răng này đó là có thể phù hợp với nhiều lứa tuổi, thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ trong 1 ngày mà hiệu quả duy trì vĩnh viễn. Tuy nhiên, chi phí thực hiện cho phương pháp này khá cao.
Nắn chỉnh răng là một kỹ thuật nha khoa khó, đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu về xương hàm, kỹ thuật chỉnh nha. Do đó, nếu bạn đang muốn khắc phục hàm răng xô lệch, khấp khểnh, kém duyên của mình, hãy cân nhắc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sỹ giỏi để tới thăm khám và điều trị.
✔️ Khách hàng răng khấp khểnh
✔️ Khách hàng bị hô
✔️ Khách hàng bị móm
✔️ Khách hàng có khớp cắn đối
✔️ Khách hàng bị răng thưa
4. Ưu điểm của phương pháp niềng răng
✔️1 .Nắn chỉnh răng mang lại thẩm mỹ khuôn mặt tối ưu nhất.
Khi bạn bị răng chen chúc, do vị trí bất lợi của răng dẫn tới xương ổ răng đi theo chân răng cũng nằm ở vị trí bất lợi, điều đó sẽ dẫn tới miệng của bạn có thể không cân đối, khi niềng răng, nha sĩ sẽ di chuyển không những răng mà còn cả xương ổ răng của bạn về vị trí lý tưởng, vì vậy nắn chỉnh răng không những xử lý vấn đề lệch lạc chen chúc răng mà còn sửa chữa được cả những khiếm khuyết do xương của bạn như răng hô, răng móm. Trong khi đó phương pháp bọc răng sứ chỉ có thể can thiệp được vào phần thân răng, do vậy nó sẽ không thể giải quyết được những sai lệch do xương.
✔️ 2. Nắn chỉnh răng tạo lại đường viền lợi hài hòa
Một trong những vấn đề gây mất thẩm mỹ của hàm răng chen chúc, khấp khểnh là đường viền lợi luôn không hài hòa, cái cao cái thấp do sự không thẳng đều của cổ răng gây nên, nắn chỉnh răng không những di chuyển thân răng mà còn di chuyển cả thân răng về vị trí mong muốn, do đó nó sẽ di chuyển cả đường viền lợi và lợi về vị trí mới, phù hợp hơn, tạo cho bạn có một nụ cười quyến rũ hơn.
✔️ 3. Nắn chỉnh răng khắc phục được tam giác đen hai bên khóe mép.
Một trong những tiêu chí vô cũng quan trọng tạo nên nụ cười đẹp là khoảng tam giác đen hai bên khéo mép hẹp hoặc không có. Trong những trường hợp răng chen chúc do hẹp xương hàm, khoảng tối tam giác này rất lớn, làm cho nụ cười của bạn bị “tối”. Nhược điểm này không thể khắc phục được nếu bọc răng sứ mà chỉ có thể giải quyết được bằng niềng răng. Nắn chỉnh răng sẽ nong rộng khung xương hàm của bạn rộng ra và lấp đầy khoảng trống này
✔️ 4. Nắn chỉnh răng giải quyết triệt để những bệnh lý răng miệng do răng khấp khểnh gây nên
Răng khấp khểnh là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm lợi, rối loạn khớp cắn và khớp thái dương hàm, khi nắn chỉnh răng, hàm răng sẽ trở nên đều tăm tắp khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng được dễ dàng, mặt khác khi niềng răng nha sĩ sẽ đưa hàm răng của bạn về khớp cắn lý tưởng, giúp quá trình nhai nghiền thức ăn tốt hơn và do vậy khớp thái dương hàm sẽ phải làm việc ít hơn
✔️ 5. Nắn chỉnh răng khắc phục bệnh răng miệng, phục hồi chức năng ăn nhai:
Những biến dạng về xương hàm, điều trị những bệnh lý về nha chu, để điều trị những trường hợp.rối loạn về khớp thái dương hàm do nguyên nhân lệch răng.
✔️ 6. Vệ sinh răng miệng:
Khi răng được điều chỉnh lại trở nên thẳng hàng, ngay ngắn, việc vệ sinh răng miệng sẽ dễ dàng hơn, giúp hạn chế tình trạng tích tụ cao răng mảng bám và các bệnh lý răng miệng do răng mọc khấp khểnh, không đúng vị trí gây ra.
5. Quy trình niềng răng tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh
Với mỗi phương pháp sẽ có một quy trình niềng răng khác nhau, cụ thể như sau:
#1. Quy trình niềng răng mắc cài
Bước 1: Kiểm tra tổng quan
Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra, chụp phim để xác định tình trạng và mức độ của răng hiện tại, từ đó tìm ra nguyên nhân và tìm giải pháp phù hợp để điều trị.
Bước 2: Lên kế hoạch điều trị
Bạn sẽ được bác sĩ trao đổi về tình trạng răng hiện tại để hiểu hơn về vấn đề của bản thân. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị chỉnh nha cụ thể dành riêng cho bạn, thời gian và phương pháp niềng răng như thế nào là hiệu quả và phù hợp nhất để bạn lựa chọn
Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Sau khi thống nhất được phương pháp điều trị, bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lấy cao răng nếu cần thiết và tiến hành lấy dấu hàm để có thể so sánh sự thay đổi của răng trước và sau khi niềng.
Bước 4: Gắn mắc cài
Bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên mặt trước của răng. Tùy theo loại mắc cài mà bạn lựa chọn, bác sĩ sẽ gắn các bộ phận khác như dây cung, dây thun nha khoa nếu có.
Bước 5: Tái khám theo định kỳ
Bạn sẽ được bác sĩ hẹn lịch quay lại tái khám sau đó khoảng 4 tuần để điều chỉnh lực kéo cho răng, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra đúng kế hoạch.
#2. Quy trình niềng răng trong suốt Invisalign
Bước 1: Kiểm tra tổng quan
Đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng răng lệch lạc.
Bước 2: Lấy dấu răng và lập phác đồ điều trị
Sau khi xác định được nguyên nhân và mức độ lệch lạc của răng, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng máy quét iTero 5D và chỉ sau khoảng 1 phút, bạn đã có thể biết trước kết quả sau khi chỉnh nha của mình trông thế nào. Kết hợp cùng với các phần mềm công nghệ, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị kỹ thuật số dành riêng cho bạn. Kế hoạch điều trị chỉnh nha sẽ được chia thành từng giai đoạn, lực, khoảng di chuyển sẽ được tính toán chính xác ngay từ đầu một cách chuẩn xác, đảm bảo sự thoải mái trong suốt quá trình niềng răng của bạn.
Bước 3: Gửi thông tin và chế tác khay niềng
Sau khi hoàn thiện kế hoạch điều trị cùng thu thập đầy đủ các dữ liệu hình ảnh cần thiết, bác sĩ sẽ gửi các thông số kỹ thuật trên đến phòng lab của nhà sản xuất ở Mỹ để tiến hành công đoạn chế tác khay.
Bước 4: Giao khay niềng và hướng dẫn sử dụng
Sau khoảng 3 tuần kể từ ngày bác sĩ gửi thông tin về cấu tạo hàm, thông số hàm cũng như phác đồ điều trị sang nhà sản xuất, bạn sẽ nhận được bộ khay niềng của mình với số thứ tự được đánh dấu trên khay, giúp bạn thuận tiện trong quá trình sử dụng. Bạn cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách thức mang, tháo khay cũng như vệ sinh khay niềng và thời gian đeo khay.
Bước 5: Theo dõi, tái khám định kỳ
Đối với niềng răng Invisalign, trung bình từ 1 - 3 tháng/lần bạn sẽ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.
Bước 6: Kết thúc quá trình niềng răng và mang khay duy trì
6. Một số câu hỏi thường gặp về niềng răng
#1. Niềng răng có hết móm được không?
Niềng răng là phương pháp khắc phục tình trạng răng lệch lạc hiệu quả nhất hiện nay, trong đó có cả răng móm. Niềng răng có thể sử dụng các khí cụ cố định như mắc cài kim loại/sứ hay khay niềng trong suốt để tạo lực di chuyển các răng về đúng vị trí, đồng thời giúp điều chỉnh khớp cắn trở nên cân đối, đúng tương quan chuẩn giữa hai hàm.
Niềng răng có thể giúp khắc phục hoàn toàn răng móm, gương mặt cũng vì vậy mà trở nên cân đối, thanh tú hơn, không còn bị xô lệch, biến dạng nữa. Bên cạnh đó, niềng răng còn giúp bảo tồn răng thật và hiệu quả được dài lâu. Nhờ đó mà răng được khỏe mạnh và không bị yếu đi. Tuy nhiên, niềng răng chỉ cải thiện được các tình trạng móm do răng. Đối với trường hợp móm do xương thì cần phải thực hiện phẫu thuật để khắc phục.
#2. Niềng răng có hết hô được không?
Niềng răng là phương pháp khắc phục tình trạng răng lệch lạc hiệu quả nhất hiện nay, trong đó có cả răng hô. Niềng răng có thể sử dụng các khí cụ cố định như mắc cài kim loại/sứ hay khay niềng trong suốt để tạo lực di chuyển các răng về đúng vị trí, đồng thời giúp điều chỉnh khớp cắn trở nên cân đối, đúng tương quan chuẩn giữa hai hàm.
Niềng răng có thể giúp khắc phục hoàn toàn răng hô, tuy nhiên, niềng răng chỉ cải thiện được các tình trạng hô do răng. Đối với trường hợp hô do xương thì cần phải thực hiện phẫu thuật hàm để khắc phục và mang lại hiệu quả cao nhất.
#3. Mất răng có niềng được không?
Câu trả lời là mất răng vẫn có thể niềng được, tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc bạn mất bao nhiêu răng và mất răng ở vị trí nào.
Trường hợp mất răng ở vị trí quan trọng và không thể kéo răng thay thế thì cần phải trồng răng để phục hình răng đã mất và kết hợp niềng răng để khắc phục vấn đề răng miệng mà bạn đang gặp phải.
Trường hợp mất răng hàm có chức năng ăn nhai chính, kích cỡ to thì rất khó để kéo răng thay thế do khaorng trống để lại quá lớn, lúc này bác sĩ có thể chỉ định kết hợp niềng răng với trồng răng implant để phục hình răng đã mất. Trường hợp mất các răng còn lại mà cần niềng răng thì bác sĩ có thể cân nhắc niềng răng trước và trong quá trình niềng răng bác sĩ sẽ cân nhắc gắn khí cụ định hình hàm để giữ cho răng bên cạnh không di lệch sang khoảng trống mất răng, giúp duy trì khoảng trống để phục hình răng về sau. Sau khi răng niềng đã được ổn định thì bác sĩ sẽ trồng lại răng bị mất.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng hay có băn khoăn gì có thể chia sẻ với Chuyên khoa Răng Hàm Mặt - BVĐK TTH Hà Tĩnh hoặc để lại thông tin bên dưới, các bác sỹ chuyên khoa sẽ trực tiếp tư vấn cho bạn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh