Niềng răng mắc cài sứ và những điều cần biết
Niềng răng mắc cài sứ là kỹ thuật chỉnh nha hạn chế lộ niềng mà vẫn đảm bảo hiệu quả niềng cao. Niềng răng mắc cài sứ được đánh giá cao vì mang lại tính thẩm mỹ, độ an toàn và tương thích. Vậy, niềng răng mắc cài sứ là gì? Có những loại niềng răng mắc cài sứ nào? Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ? Quy trình niềng răng mắc cài sứ ra sao? Cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Niềng răng mắc cài sứ là gì?
Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha áp dụng khí cụ chỉnh nha tương tự niềng răng mắc cài kim loại, điểm khác biệt là mắc cài kim loại được thay bằng mắc cài chất liệu sứ. Niềng răng mắc cài sứ bao gồm: mắc cài chất liệu sứ gắn cố định trên bề mặt răng, dây cung nằm trong rãnh mắc cài. Mắc cài sứ có màu trắng trong rất giống răng thật nên sẽ ít bị lộ niềng hơn phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống.
2. Phân loại niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có hai loại chủ yếu là mắc cài sứ truyền thống, mắc cài sứ tự động và mắc cài sứ dây trong. Nếu chia theo chất liệu thì có niềng răng mắc cài sứ thường và niềng răng mắc cài sứ pha lê. Cùng tìm hiểu đặc điểm của từng loại niềng để xác định loại nào phù hợp với bạn nhé!
2.1 Niềng răng mắc cài sứ truyền thống
Đối với kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ truyền thống sẽ được chia thành 2 phương pháp chính như sau:
2.1.1 Mắc cài sứ thường
Mắc cài sứ thường có cơ chế hoạt động tương tự mắc cài truyền thống. Phương pháp này cũng dùng dây cung, mắc cài và dây thun để đẩy các răng về vị trí đúng. Mắc cài được làm từ sứ nguyên chất và được gắn chặt trên răng.
2.1.2 Mắc cài sứ pha lê
Mắc cài sứ pha lê và mắc cài sứ thường có khác biệt duy nhất là chất liệu mắc cài. Mắc cài pha lê được chế tác từ pha lê cao cấp cứng hơn chất liệu sứ thông thường.
2.2 Niềng răng mắc cài sứ tự động (tự buộc)
Mắc cài sứ tự động không cần đến dây chun mà vẫn tạo được lực siết cho răng. Dây cung sẽ trượt tự động trong rãnh mắc cài mà không cần điều chỉnh. Người dùng không cần thay dây thun và cũng không cần lo lắng sẽ bị bung tuột dây cung.
2.3 Niềng răng mắc cài sứ dây trong
Niềng răng mắc cài sứ dây trong là sử dụng chất liệu dây niken có màu trong suốt/màu trắng, nên kể cả bệnh nhân có niềng răng cũng khó mà phát hiện ra. Nhưng loại dây cung này cũng có nhược điểm là độ bền thấp, dễ vỡ.
Việc này xảy ra nhiều hơn ở hàm dưới – Nơi có những áp lực và sự ăn nhai, dây cung rất dễ bị ảnh hưởng khi bệnh nhân ăn đồ cứng. Tuy vây, nhờ có công nghệ hiện đại mà việc này đã được cải thiện đáng kể. Giờ đây, những chiếc dây trong đã tốt hơn rất nhiều.
3. Đối tượng nào có thể niềng răng mắc cài sứ
Tương tự như các phương pháp niềng răng khác, niềng răng mắc cài sứ rất thích hợp cho người có răng mọc sai vị trí, răng chìa ra ngoài hoặc chìa vào trong, khoảng cách giữa các răng xa,…Bên cạnh đó, các trường hợp sai lệch khớp cắn, hàm hẹp, hàm lệch cũng rất phù hợp với phương pháp này.
4. Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ là một trong những kỹ thuật chỉnh nha phổ biến được đông đảo khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng sở hữu những ưu – nhược điểm khi sử dụng, cụ thể như sau:
4.1 Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật mà phương pháp niềng răng mắc cài sứ mang lại cho khách hàng như sau:
4.1.1 Đảm bảo hiệu quả niềng răng
Nguyên lý hoạt động của niềng răng mắc cài sự hoàn toàn giống với niềng răng mắc cài kim loại thông thường. Vì vậy về mặt hiệu quả thì như nhau. Niềng răng mắc cài sứ sẽ khắc phục các khiếm khuyết của hàm răng và khớp cắn nếu được thực hiện đúng cách.
4.1.2 Tính thẩm mỹ cao khi niềng
Nhờ màu sắc trắng trong, gần trùng với màu răng thật nên hạn chế được tình trạng lộ niềng. Nếu không đứng gần thì sẽ khó nhận ra bạn đang niềng răng.
4.1.3 An toàn với người niềng
Vật liệu để sản xuất mắc cài sứ là sứ nguyên chất, đảm bảo lành tính với người niềng. Khi đeo loại mắc cài này bạn sẽ không bị kích ứng, không gây viêm lợi. Vật liệu để sản xuất mắc cài sứ là sứ nguyên chất, đảm bảo lành tính với người niềng.
4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì niềng răng mắt cài sứ cũng còn một số mặt hạn chế như:
4.2.1 Sứ dễ vỡ hơn kim loại
Dù đẹp mắt nhưng mắc cài sứ lại rất dễ nứt vỡ khi gặp phải sự va đập mạnh. Vì vậy người niềng luôn phải giữ gìn cẩn thận để không gây hại cho mắc cài. Ngày nay khoa học rất phát triển nên mắc cài sứ đã được cải thiện nhiều về độ bền nên nhược điểm này cũng dần được khắc phục.
4.2.2 Mắc cài có thể gây khó chịu
Niềng răng mắc cài sứ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu thời gian đầu. Do mắc cài va chạm với các vùng mềm trong miệng nên có thể gây ra vết thương, cộm, vướng víu. Tuy nhiên thì sau một thời gian nhất định bạn sẽ quen dần với cảm giác này. Vậy có nên niềng răng mắc cài sứ không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh