Sốt cao co giật ở trẻ thường gây ra những biến chứng gì?
Biến chứng của sốt cao co giật thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi từ 5 tháng – 6 tuổi. Khi bị sốt cao trẻ cần được can thiệp và xử lý kịp thời. Bởi sốt tuy là một phản ứng có lợi nhưng trong trường hợp sốt cao có thể gây ra những di chứng vô cùng nghiêm trọng, điển hình nhất là tổn thương não, rối loạn động kinh… cùng một vài vấn đề khác.
1.Sốt co giật là gì?
Sốt co giật là một tình trạng co giật xảy ra ở trẻ trong lứa tuổi từ 03 tháng đến 06 tuổi và có nhiệt độ sốt từ 38°C trở lên. Hầu hết tình trạng sốt co giật xảy ra ở các trẻ trong độ tuổi khoảng từ 12 - 18 tháng. Trẻ bị sốt co giật sẽ có triệu chứng sốt, tăng nhiệt độ sốt đột ngột, cứng người, trợn mắt, tay chân giật liên hồi và sau 1 - 2 phút thì sẽ tự hết co giật.
Hiện nay, vẫn có nhiều thông tin cho rằng trẻ bị sốt cao, nếu không hạ nhiệt độ sẽ khiến trẻ bị co giật. Điều này không có cơ sở bởi không phải trẻ nào sốt cũng bị co giật và nhiệt độ sốt cao không nhất thiết sẽ gây ra sốt co giật ở trẻ. Ở trẻ có cơ địa dễ co giật do sốt thì nhiệt độ sốt cao có thể dễ gây co giật hơn, tuy nhiên ngay cả khi trẻ đó (có cơ địa có giật do sốt) chỉ sốt 38°C đã có thể bị co giật, trong khi có trẻ sốt đến hơn 40°C vẫn không bị co giật (trẻ không có cơ địa sốt co giật). Và người ta ước tính có khoảng 2 - 4 % trẻ dưới 5 tuổi bị sốt co giật, điều đó cũng có nghĩa là 96 - 98 % trẻ bị sốt sẽ không bị co giật.
2. Những biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ em thường gặp
Sốt co giật ở trẻ được đánh giá là tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên chỉ nguy hiểm khi cơn co giật tái diễn nhiều lần. Ngược lại nếu cơn co giật chỉ diễn ra một vài lần có thể đánh giá là lành tính và không để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ. Do đó, cha mẹ không nên quá căng thẳng, điều quan trọng là cần hiểu rõ về bệnh để có cách xử lý phù hợp.
Một vài biến chứng có thể gặp nếu trẻ bị sốt cao co giật như:
2.1 Tổn thương não bộ ở trẻ
Tổn thương não có thể là ảnh hưởng nghiêm trọng và thường thấy nếu trẻ bị sốt co giật kéo dài. Khi sốt cao, các tế bào não của trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, các giác quan. Cuối cùng kiến trẻ bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.
2.2 Di chứng động kinh
Não bộ hoạt động theo cơ chế tự sửa chữa và thích nghi, do đó khi cơn co giật xuất hiện và tái diễn nhiều lần sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, tức là trẻ cứ sốt là co giật, nguy hiểm hơn nữa là không sốt cũng co giật. Tình trạng này có nguy cơ rất cao tiến triển thành di chứng động kinh ở bé.
2.3 Gây nên tăng động giảm chú ý
Tăng động chú ý ở trẻ được hiểu là con có những biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động quá mức, thiếu tập trung chú ý, khó kiểm hành vi của chính mình. Nghiên cứu về bệnh lý này các chuyên gia nhận thấy những trẻ có tiền sử bị sốt cao co giật có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao gấp 2.5 lần so với trẻ đứa trẻ khác. Vì thế sốt co giật cũng được liệt kê có thể gây ra biến chứng tăng động giảm chú ý.
2.4 Ảnh hưởng tâm lý
Ảnh hưởng tâm lý trẻ là điều mà cha mẹ có thể dễ nhận thấy khi con sốt co giật. Điều này càng dễ nhận biết hơn khi xảy ra ở những bị sốt co giật gây nên té ngã, ngất và gặp chấn thương ở tay, chân, não bộ. Điều này sẽ phần nào khiến trẻ tự ti trước đám đông, dễ nổi cáu khi có những việc gì đó không vừa ý.
3. Cách xử trí an toàn khi trẻ bị co giật
Trong trường hợp trẻ bị co giật do sốt, cha mẹ lưu ý:
Kê một vật mềm dưới đầu của con và cho con nằm nghiêng sang một bên, mục đích để đường thở của bé được thông thoáng, tránh đờm dãi chảy ngược vào phổi có thể gây tắc nghẽn đường thở.
Khi trẻ đang sốt co giật tuyệt đối không cho con uống thuốc hạ sốt, vì bé rất dễ sặc. Lúc này nên dùng thuốc nhét hậu môn là tốt nhất.
Khi qua con co giật, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Những điều không nên làm:
✔️ Lau mát bằng nước đá làm trẻ lạnh run.
✔️ Lau bằng cồn dễ bị bỏng da, thoa rượu dễ gây ngộ độc.
✔️ Quấn kín trẻ hoặc mặc quần áo ấm làm nhiệt độ tăng cao.
✔️ Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật sẽ gây hít sặc, ngạt thở, tử vong.
✔️ Không dùng vật cứng để ngang miệng sẽ làm gãy răng trẻ, tổn thương nướu răng, tổn thương niêm mạc miệng trẻ.
Có thể thấy những biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ là khá nguy hiểm, vì thế cha mẹ cần nâng cao cảnh giác và theo dõi sát sao con trong thời gian bé đang ốm. Trong trường hợp nếu thấy tình trạng sốt của con không hạ sau khi đã dùng thuốc hạ sốt thì cần cho bé tới bệnh viện ngay, điều này giúp trẻ đảm bảo an toàn cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng co giật do sốt xảy ra.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh