Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, gây hạn chế vận động và gây biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.
Tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch là những tổn thương cơ bản của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh – Lumbar Degenerative Disease) là một bệnh lý về xương khớp mãn tính, bệnh tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ, gây đau âm ỉ không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng, và khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng.
Thoái hoá cột sống thắt lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống, cụ thể:
✔️ Gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
✔️ Thoái hoá cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần lưng dưới.
✔️ Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra ảnh hưởng đến nhiều phần của cột sống.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tƣ thế lao động …
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thƣơng sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống
2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Đa số thoái hoá cột sống thắt lưng liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Số khác có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện: cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Yếu ở chân, ở tay, sự phối hợp giữa 2 bộ phận tay và chân kém hơn
- Co thắt cơ bắp và đau
- Đau đầu, mất thăng bằng và đi lại khó khăn
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Đau đầu, mất thăng bằng và đi lại khó khăn
3. Đối tượng nguy cơ bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến thoái hoá cột sống thay đổi theo từng cá nhân, bao gồm:
✔️ Có người thân đã mắc thoái hoá cột sống
✔️ Béo phì hoặc thừa cân
✔️ Lối sống ít vận động và hạn chế tập thể dục
✔️ Bị chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống
✔️ Hút thuốc lá
✔️ Có nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần và tăng áp lực lên cột sống
✔️ Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm
✔️ Bị viêm khớp vẩy nến
4. Điều trị thoái hóa cột sống
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
- Cận lâm sàng: Chụp X quang, MRI cột sống sẽ đánh giá được tình trạng đốt sống, đĩa đệm và các rễ thần kinh
- Một số xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh gây đau cột sống khác như: Viêm cột sống dính khớp, lao cột sống.
Chụp MRI đánh giá được tình trạng đốt sống, đĩa đệm và các rễ thần kinh
Khi có triệu chứng đau thắt lưng hoặc đau vùng cổ gáy, nên đến cơ sở y tế khám để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác như viêm, ung thư di căn. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ vận động phù hợp.
Quá trình điều trị có thể kết hợp với điều trị triệu chứng bằng thuốc (giảm đau, chống viêm, giãn cơ, vitamin nhóm B, giảm đau thần kinh), chống thoái khớp tác dụng chậm; tập vật lý trị liệu.
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống khi đã điều trị tích cực nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu...) hơn 3 tháng mà không có kết quả, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng thì cần phải phẫu thuật.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh