Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Thoái hóa khớp háng

1.Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.

Phân loại bệnh thoái hóa khớp háng:

✔️ Thoái hoá khớp háng nguyên phát: chiếm khoảng 50%, hay gặp ở độ tuổi 60

✔️ Thoái hoá khớp háng thứ phát:

+ Thoái hoá khớp háng sau chấn thương như gãy cổ xương đùi, vỡ ổ cối hoặc trật khớp háng

+ Thoái hoá khớp háng sau biến dạng mắc phải: coxa plana hoặc sau hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

+ Thoái hoá khớp háng trên nền dị dạng cũ: thiểu sản khớp háng, trật khớp háng…

2.Triệu chứng bệnh

Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng khi cử động hay đứng lâu và đi khập khiễng.

Triệu chứng của thoái hóa khớp háng liên quan đến tình trạng hư sụn khớp và mọc các gai xương.

Cơn đau xuất hiện khi thay đổi tư thế, đi đứng, chạy nhảy, nếu bệnh nhân hạn chế vận động và nghỉ ngơi thì cơn đau cũng giảm theo. Khi bị thoái hóa nặng, các cơn đau khủng khiếp diễn ra thường xuyên hơn và bệnh nhân bị hạn chế cử động khớp háng.

Thay đổi thời tiết có thể gây tăng đau, hạn chế vận động. Giai đoạn đầu người bệnh khó làm một số động tác như ngồi xổm, trèo lên ghế, ngồi kiểu cưỡi ngựa. Giai đoạn sau mức độ tăng dần, đi khập khiễng, phải chống gậy,…

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm nguyên nhân nguyên phát (chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất) và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân thứ phát gồm:

✔️Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.

✔️Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,...

✔️Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.

✔️Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.

✔️Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng

Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.

Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,...

Đồng thời, bệnh nhân thoái hóa khớp háng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm.

Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng như bệnh gút,...

5. Điều trị thoái hóa khớp háng

Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể dùng các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại và tập vật lý trị liệu…). Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay các thuốc chống thấp khớp theo chỉ định của bác sĩ.

Và trong trường hợp cần thiết, khi các phương pháp trên không có tác dụng thì người bị thoái hóa khớp háng sẽ phải phẫu thuật (khi đó, người bệnh sẽ phải đục xương sửa trục xương đùi, khung chậu, ghép xương ổ cối: được chỉ định với những trường hợp thoái hoá khớp háng giai đoạn sớm) hoặc thay toàn bộ khớp háng để khắc phục tình trạng bệnh lý và trở về cuộc sống bình thường.

Thay toàn bộ khớp háng được chỉ định với những trường hợp thoái hoá khớp háng nặng, đau nhiều, thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi. 

Phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh

Thay khớp háng là giải pháp “cứu cánh” cho căn bệnh này, khi các biện pháp điều trị khác không phát huy tác dụng. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động khi bị thoái hóa khớp háng, tạo thuận lợi cho người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày của gia đình và cộng đồng.

Tuy nhiên khi thay khớp háng toàn phần, phần khớp háng nhân tạo không thể hoàn thiện như khớp háng thật của con người, do đó để bảo vệ tốt khớp nhân tạo và phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra trước mắt cũng như lâu dài, việc phục hồi chức năng sớm là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Sau khi thực hiện thay khớp háng toàn phần, người bệnh có thể về nhà sau 5 đến 10 ngày, dùng nạng hoặc khung tập đi trong vài tuần. Tập luyện đều đặn sẽ giúp người bệnh quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể.

Hầu hết các trường hợp hồi phục hoàn toàn và đa phần phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đều có kết quả tốt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911. 92.91.92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

25-06-2021 Tác giả: Admin