Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp nhất ở các trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Các nơi như nhà trẻ, trường mầm non, các khu vui chơi… đều là những nơi dễ bùng dịch do có sự tập trung đông trẻ em bởi đây là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người. Do hệ miễn dịch và sức đề kháng kém nên trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh nhất.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra. Trong đó, tác nhân thường gặp nhất khi gây nhiễm khuẩn là virus Coxsackie A-16, còn ít gặp nhất là virus enterovirus 71.

Tuy nhiên, dù bệnh do virus nào gây ra thì biểu hiện lâm sàng của bệnh vẫn là như nhau. Bệnh do virus enterovirus 71 có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tim và não.

                                Tay chân miệng là một bệnh do các loại vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra

3. Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

                                    Trẻ bị sốt, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt  nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Tổn thương, đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần và lần bị bệnh sau là do những chủng virus khác với lần trước gây ra.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng

4.1. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng bằng cách nào?

Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng thường được thực hiện qua thăm khám lâm sàng. Dựa vào độ tuổi của người bệnh, dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng, nhận dạng vết loét và phát ban… bác sĩ hoàn toàn có thể xác định và phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh nhiễm trùng khác.

4.2. Điều trị bệnh bằng cách nào?

Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa có cách nào hay có loại vắc xin nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Thông thường, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ tự hết trong khoảng 7 – 10 ngày.

Để làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh, cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé:

– Mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có vị chua, mặn hoặc cay. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, nhẹ thay vì các loại thức ăn cứng, giòn, cần nhai nhiều…

– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại virus các loại.

– Đừng quên khuyến khích trẻ uống bổ sung thật nhiều nước và súc miệng sau mỗi bữa ăn.

                            Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, giúp cơ thể có khả năng chống lại

                                            virus các loại là một trong những biện pháp giúp bé mau khỏi bệnh.

5. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh nhất vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ...Vì vậy, bố mẹ cần nắm được những cách phòng ngừa bệnh kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, gây tổn thương cho bé.

Hiện nay, không có vaccine phòng bệnh tuy nhiên bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus gây bệnh tay chân miệng bằng những cách đơn giản sau đây:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
  • Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
  • Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
  • Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
  • Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.

                                            Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng để phòng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.

Trong mùa dịch, khi nghi ngờ dấu hiệu trẻ nhiễm bệnh bố mẹ thường đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Nhưng hiện nay với một số bất cập như: tình trạng đông đúc, quá tải ở bệnh viện có thể khiến bé thêm mệt mỏi hoặc bé sẽ bị lây nhiễm chéo một số căn bệnh khác. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho các bậc phụ huynh là lựa chọn các phòng khám uy tín và chuyên nghiệp.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

04-05-2021 Tác giả: admin1