Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin quan trọng về bệnh lý để áp dụng trong việc phòng bệnh và điều trị bệnh cho trẻ.

1.Bệnh viêm phế quản

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc đường hô hấp dưới, ở vị trí đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5. Phế quản được chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào phổi, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn khí đến phổi. Viêm phế quản tức là khu vực niêm mạc của ống phế quản bị sưng viêm, dẫn đến các biểu hiện khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em

2.Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản nhưng phổ biến nhất là các chủng vi khuẩn và virus. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là ở trẻ em. Đối với trẻ em, ngoài các tác nhân gây bệnh thì không thể bỏ qua những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản như:

✔️ Trẻ thừa cân, béo phì: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì liên quan trực tiếp tới nguy cơ gia tăng bệnh viêm phế quản ở trẻ.

Thừa cân, béo phì liên quan trực tiếp tới nguy cơ gia tăng bệnh viêm phế quản ở trẻ

✔️ Cha mẹ có bệnh hen suyễn mạn tính. Yếu tố di truyền có thể khiến trẻ cũng bị hen suyễn. Khi trẻ mắc bệnh này, nguy cơ bị viêm phế quản lớn hơn trẻ bình thường do bản thân hệ thống hô hấp của trẻ yếu.

✔️ Trẻ em có cơ địa dị ứng: Theo thống kê nguyên nhân này cũng có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn bởi cơ thể dễ kích thích và nhạy cảm với các yếu tố môi trường.

✔️ Môi trường sống của trẻ tiếp xúc nhiều với tác nhân gây hại như khói bụi. Trong đó, tiếp xúc với khói thuốc trong gia đình là một trong những yếu tố vô cùng nguy hiểm với trẻ. Không kể đến bệnh viêm phế quản, các bệnh về đường hô hấp mà khói thuốc còn ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh và não bộ của trẻ.

3. Các triệu chứng

Bệnh viêm phế quản ở trẻ có triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, trong đó các triệu chứng điển hình phải kể đến bao gồm: ho, sốt, thở khò khèn, đờm, nghẹt mũi và sổ mũi,.. và các triệu chứng này có xu hướng gia tăng về đêm. Cụ thể:

 Viêm phế quản ở trẻ em thường bắt đầu bằng tình trạng sổ mũi và ngạt mũi khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng trẻ bị viêm mũi. Tiếp sau đó trẻ nhanh chóng xuất hiện tình trạng đau cổ họng và ho khan có đờm. Một số trẻ nhạy cảm trong giai đoạn này sẽ bị tiêu chảy.

Trẻ bị viêm phế quản thường thở khò khè , ho và sổ mũi

– Khi tình trạng viêm phế quản tiến triển đến giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có những cơn sốt cao lên tới 40 độ C kèm theo nhưng cơn ho nhiều và kéo dài. Trẻ thường khó thở và có thể nhận biết những tiếng rít một cách dễ dàng khi trẻ nằm ngủ.

Khi có những bất thường đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Trong trường hợp có những triệu chứng sau đây, cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện điều trị để không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ:

– Trẻ bị khó thở và có tình trạng tím tái

– Trẻ sốt cao trên 39 độ C. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần chú ý đặt trẻ nằm trên mặt phẳng, không cố kiềm chế cơn co giật hay ngáng miệng trẻ, cần đặt trẻ nằm nghiêng, 1 chân duỗi, 1 chân co, nới lỏng quần áo cho trẻ và dùng viên sốt đặt hậu môn cho trẻ. Khi hết cơn co, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám.

– Trẻ bỏ ăn, bỏ bú và có dấu hiệu mất đi ý thức.

3. Các triệu chứng

Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và được kê đơn điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc để trẻ ở nhà và tự ý điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh tình tiến triển nặng thành viêm phổi nguy hiểm. Phương pháp điều trị hiện nay là điều trị nội khoa bằng thuốc. Tuy nhiên phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, bệnh phát hiện muộn sẽ khiến quá trình điều trị kéo dài và phức tạp hơn.

Trong quá trình điều trị, việc chăm sóc trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ có thể phục hồi nhanh chóng. Cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:

– Điều trị theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đủ liều và đúng giờ.

– Cần tránh không để trẻ bị lạnh vì nhiễm lạnh có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nên cho trẻ nằm phòng thoáng mát, nhiệt độ phòng bình thường, nếu sử dụng phòng điều hòa cần lưu ý nhiệt độ phù hợp từ 26 đến 28 độ.

– Luôn bổ sung nước cho trẻ. Cha mẹ có thể kết hợp bổ sung vitamin cho trẻ bằng các loại nước ép, nước trái cây.

– Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ với nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9%.

– Hạ sốt kết hợp cho trẻ bằng biện pháp thủ công như chườm khăn ấm ở trán, bẹn, nách. Chỉ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phế quản ở trẻ, Bố mẹ cần phải nắm thật rõ những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản chặt chẽ và điều trị kịp thời, tránh việc chủ quan và dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng gọi số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

01-10-2021 Tác giả: admin1