CHẤN THƯƠNG VÙNG CỔ TAY - DỄ BỎ SÓT TỔN THƯƠNG
1. Chấn thương cổ tay là gì?
Chấn thương cổ tay là chấn thương thường xuyên gặp do tai nạn sinh hoạt, do chơi thể thao và một số chấn thương năng lượng cao như ngã cao, tai nạn giao thông. Vùng cổ tay là vùng giải phẫu phức tạp vì có nhiều xương nhỏ, nhiều cấu trúc dây chằng, khớp nên dễ bị tổn thương và đồng thời cũng dễ bỏ sót tổn thương.
Theo các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy gãy xương, trật khớp vùng cổ tay bị bỏ sót tới 25%, có nghĩa là trung bình cứ 4 bệnh nhân bị gãy xương, trật khớp vùng cổ tay sau chấn thương thì có 1 bệnh nhân bị bỏ sót. Tại Việt Nam, y tế chưa phát triển đồng đều, các y tế cơ sở vẫn còn thiếu trang thiết bị máy móc hiện đại để chẩn đoán nên tỷ lệ bỏ sót sẽ cao hơn.
Các bệnh nhân điều trị muộn thường để lại di chứng như đau mạn tính, hạn chế vận động, chèn ép thần kinh, thoái hóa khớp cổ tay.
2. Các trường gợp chấn thương cổ tay
Vừa qua, Khoa Chấn thương và Y học thể theo Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh đã điều trị và phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân gãy xương vùng cổ tay bị bỏ sót.
Trường hợp 1: bệnh nhân P.Q.N 29 tuổi, bị ngã xe, chống cổ tay xuống nền cứng, bệnh nhân khám và bó bột tại Bệnh viện huyện. Sau bó bột 1 tuần vẫn còn đau nhiều cổ tay, tê bì các ngón tay. Bệnh nhân tới khám với chúng tôi trong tình trạng sưng đau, hạn chế vận động cổ bàn tay, dấu hiệu chèn ép thần kinh giữa, được chụp phim cắt lớp vi tính và chẩn đoán: Gãy xương thuyền, trật xương nguyệt cổ tay P.
Hình ảnh: xương nguyệt bị trật và xoay 180 độ
Hình ảnh : Xương thuyền bị gãy, cực gần cùng với xương nguyệt bị trật ra trước.
Trường hợp 2: bệnh nhân H.M.T 58 tuổi, bệnh nhân bị chấn thương cổ tay P 1 năm, sau chấn thương thấy đau nhức cổ tay, hạn chế gấp duỗi các ngón tay. Bệnh nhân đã khám ở 1 vài cơ sở y tế nhưng không phát hiện gì, bệnh nhân tới với chúng tôi được chụp MRI và chẩn đoán: Trật xương nguyệt cổ tay P.
Các tổn thương thường gặp vùng cổ tay như: gãy xương thuyền, gãy xương cả, trật xương nguyệt, mất vững khớp quay trụ dưới, rách TFCC …. chủ yếu gặp sau chấn thương năng lượng cao. Không điều trị sớm và đúng cách thường để lại di chứng lâu dài. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân sau khi chấn thương vùng cổ tay nên sơ cứu đúng cách (chườm lạnh, băng ép, bất động, kê cao tay) và khám sớm tại cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị, đặc biệt những trường hợp:
- Chấn thương năng lượng cao: ngã cao, tai nạn giao thông.
- Sưng đau, bầm tím nhiều sau chấn thương.
- Tê các ngón tay.
- Đau liên tục kéo dài dù đã được sơ cứu và điều trị ban đầu.
- Hạn chế vận động, ảnh hưởng chức năng kéo dài.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng gọi điện đến số Hotline 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn!!!
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh