Có nên mài răng thực hiện bọc răng sứ hay không?
Bọc răng sứ (hay chụp răng sứ) đòi hỏi phải trải qua công đoạn mài răng và lắp răng tạm thời. Tuy nhiên, nếu mài răng quá mức cho phép hoặc sử dụng răng lắp tạm kém chất lượng sẽ tổn thương đến răng, dẫn đến răng bị nứt vỡ sau một thời gian ăn nhai.
1. Mài răng bọc răng sứ là gì?
Mài răng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình bọc răng sứ. Trước khi tiến hành bọc sứ, Bác sĩ sẽ mài đi một phần cùi răng bao gồm lớp mỏng bên ngoài hay toàn bộ men răng.
Việc mài răng đúng cách, đúng tỷ lệ sẽ quyết định thành công rất nhiều cho một ca bọc răng sứ, giúp mão răng có đủ khoảng cách để lắp và gắn chặt vào răng thật.
Tuy nhiên trước khi thực hiện mài răng bọc sứ, quý khách hàng cũng cần tìm hiểu về quy trình bọc răng sứ cũng như hậu quả của bọc răng sứ để có thể lựa chọn cơ sở nha khoa và phương pháp bọc răng phù hợp.
2. Quy trình mài răng bọc răng sứ như thế nào?
Bọc răng sứ (hay còn gọi là chụp răng sứ) là một điều trị phục hình răng bằng răng sứ cố định nhằm tái tạo lại thẩm mỹ và chức năng của các răng bị mẻ vỡ, sâu răng, mòn răng, hoặc mất răng,... Theo đó, Bác sĩ sẽ sử dụng một lớp vỏ sứ có hình dạng và màu sắc tương tự răng người để bọc quanh cùi răng thật.
Quy trình bọc răng sứ cũng rất công phu, Quý khách hàng cần ghé phòng khám ít nhất là 3 lần, một lần để tư vấn, hai lần để gia công răng sứ và tiến hành bọc răng sứ. Quy trình cụ thể như sau:
2.1 Khám tổng quát và tư vấn
Trong buổi hẹn đầu tiên, Bác sĩ sẽ chụp X-quang và kiểm tra toàn diện để đánh giá xem răng của bạn có thích hợp bọc sứ hay không.
Đồng thời nếu kiểm tra phát hiện bạn mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu … thì bạn cần sắp xếp điều trị dứt điểm trước khi bọc răng.
2.2 Mài răng, lấy dấu hàm chuẩn bị bọc sứ
Ở bước chuẩn bị, Bác sĩ phải mài bớt men răng thật để chừa chỗ lắp vỏ răng sứ vào. Tuy nhiên, tỉ lệ mài phải được tính toán kĩ lưỡng, thông thường chỉ từ 0.5 - 2mm, nhằm tránh làm mòn và hư hại đến cấu trúc của răng thật.
Tiếp theo, Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm gửi đến phòng thí nghiệm để làm mẫu chế tạo răng sứ. Quá trình làm răng sứ thường kéo dài 2-4 tuần. Trong thời gian này, Bác sĩ sẽ gắn tạm răng giả bằng acrylic lên cùi răng thật để đảm bảo việc ăn uống hàng ngày.
Bạn nên chủ động trình bày lí do cần làm răng sứ và trao đổi với Bác sĩ về loại hình, các bước cũng như một số rủi ro của việc bọc răng sứ.
2.3 Tiến hành lắp răng sứ
Trước khi cố định vĩnh viễn răng sứ, Bác sĩ thường lắp thử để kiểm tra kích thước lẫn màu sắc đã phù hợp hay chưa. Tiếp đến, Bác sĩ giúp bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cố định răng trong quá trình lắp lớp vỏ sứ. Cuối cùng, Bác sĩ gia công lại những phần sứ dư thừa, kiểm tra lại hoạt động của răng mới.
3. Trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Có nhiều chất liệu bọc răng khác nhau nhưng răng sứ được đánh giá là tốt nhất do khả năng chống ố vàng, độ bền cao và dễ dàng điều chỉnh màu sắc phù hợp với từng loại răng. Bạn có thể bọc răng sứ trong những trường hợp sau đây:
Bạn mong muốn có hàm răng đẹp trắng sáng nhưng răng lại gặp phải các vấn đề như hô, thưa, móm, không đều.
Trong một số trường hợp, bọc răng sứ là phương pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ phần răng gốc bị sâu răng nghiêm trọng và không còn khả năng nhai nữa.
Răng xỉn màu nghiêm trọng do tủy xương, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và trám răng nhiều lần cũng dó thể làm răng sứ.
Răng bị thoái hóa, gãy, nứt, mẻ ảnh hưởng khả năng nhai xé thức ăn.
Trên răng có lỗ hổng lớn (thường chiếm ¾ răng) cần phải bọc răng sứ để củng cố sức nhai cho răng.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh