Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật dùng thuốc tê tại chỗ hoặc những thuốc họ morphin để bơm vào các khoang ngoài màng cứng. Mục đích là giúp giảm đau khi thuốc ngấm trực tiếp vào rễ thần kinh hoặc ổ nhận cảm đặc hiệu.

1.Phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Sau sinh mổ, nhiều sản phụ phải chịu đau đớn nhiều ngày do vết mổ và sức khỏe cơ địa từng người, sức chịu đau,.. Trong y khoa hiện đại, kĩ thuật giảm đau ngày càng phát triển và giúp cho các sản phụ giảm bớt cơn đau thông qua thuốc giảm đau.

Phương pháp giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng sẽ đưa 1 lượng thuốc tê nhất định vào cơ thể của sản phụ, thuốc sẽ tác động lên dây thần kinh, ức chế cảm giác đau đớn để bạn dần “quên” đi cơn đau trong thời gian thuốc vẫn đang có tác dụng.

Thuốc tê sẽ được truyền liên tục theo liều lượng chính xác từ bác sĩ chỉ định cho từng người nhằm duy trì tác dụng giảm đau lâu dài. Mẹ bầu sẽ cảm thấy nhẹ nhõm sau ca phẫu thuật căng thẳng. Sau khi thuốc tê được truyền hết, bạn sẽ “lấy lại” cảm giác đau vùng phẫu thuật sau 1 vài giờ.

Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình giảm đau sau sinh mổ, điều dưỡng, bác sĩ sẽ cần thường xuyên theo dõi sát sao, can thiệp kịp thời nếu có vấn đề về sức khỏe của sản phụ. Khi mẹ không có nhu cầu truyền giảm đau hoặc bác sĩ chỉ định, ống truyền sẽ được tháo ra đơn giản mà không gây cảm giác khó chịu.

2. Khi nào cần gây tê ngoài màng cứng?

Nhìn chung, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được chỉ định để giảm đau sau mổ trong các phẫu thuật từ ngực trở xuống. Hoặc là khi gây mê toàn thân cũng như các phương pháp khác không thích hợp, đôi khi cũng giúp giảm đau cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

 ♦Tuyệt đối chống chỉ định nếu như:

✔ Người bệnh từ chối thực hiện;
✔ Nhiễm khuẩn tại vùng da cần chọc kim gây tê;
✔ Nhiễm khuẩn toàn thân, bao gồm máu hoặc vãng khuẩn máu;
✔ Rối loạn đông máu;
✔ Tăng áp lực nội sọ;
✔ Có dị ứng với thuốc gây tê;
✔ Bệnh lý tim mạch;
✔ Không đủ dụng cụ và phương tiện hồi sức.
Ngoài ra còn có một số trường hợp chống chỉ định tương đối, chẳng hạn:

✔ Nhiễm khuẩn ở gần vùng định gây tê;
✔ Thiếu khối lượng tuần hoàn;
✔ Có các bệnh ở hệ thần kinh trung ương;
✔ Đau lưng mạn tính, hoặc gù vẹo cột sống.

3. Các bước chuẩn bị

3.1. Người thực hiện
KTV khoa gây mê hồi sức. Y bác sĩ làm thủ thuật cần rửa tay, mặc áo và đi găng như khi phẫu thuật.

3.2. Phương tiện
Kim Tuohy 18G có đầu cong (giúp xác định khoang ngoài màng cứng dễ dàng mà không làm chọc thủng màng cứng);
Bộ dụng cụ gây tê ngoài màng cứng tiêu chuẩn: Kim mồi 15G, kim lấy thuốc 20G, bơm tiêm, gạc, cốc đựng cồn, toan lỗ,... tất cả đều phải được vô khuẩn.
3.3. Người bệnh
Tư thế ngồi: Lưng cúi, cằm tỳ vào trước ngực, 2 tay vòng chéo ra trước, chân duỗi thẳng trên bàn. Đây là tư thế dễ làm, nhưng không nên chọn khi huyết động không ổn định và thuốc tê tỷ trọng thấp;
Nằm nghiêng cong lưng: Cột sống song song với mặt bàn, 2 vai và gai chậu thẳng góc với bàn mổ, co 2 chân, đùi gập trước bụng, đầu cổ cong về phía trước;
Lắp đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và truyền trước dịch tinh thể.

4. Quy trình tiến hành

♦ Sát khuẩn vùng lưng định chọc gây tê bằng cồn sau đó trải khăn mổ có vỏ lỗ đã được vô khuẩn;


♦ Xác định mốc chọc kim, thường ở các đốt sống L2 - L3 - L4 (nơi sờ thấy rõ khe liên gai sau) và chọc vào đường giữa;


♦ Dùng kim 24 - 25G gây tê từ lớp trong da, dưới da và liên gai;


♦ Dùng kim 15G chọc một lỗ mồi qua da. Sau đó chọc kim Tuohy qua lỗ mồi và luồn khoảng 2cm thì bắt đầu test nhận biết vào khoang ngoài màng cứng bằng thử nghiệm “giảm sức cản đột ngột” hoặc “giọt nước”;


♦ Có thể luồn thêm 1 ống thông catheter vào khoang ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ kéo dài;


♦ Bơm thử 2ml xylocain 2% có trộn adrenalin 1/200.000 để kiểm tra xem thuốc có vào tủy sống hay không;


Giảm đau sau phẫu thuật bằng dung dịch bupivacain (ở người lớn) hoặc bơm vào ngoài màng cứng morphin pha trong huyết thanh mặn. Lưu ý đối với người già và thai phụ thì phải giảm liều thuốc xuống khoảng 2/3.

Ngoài ra, trước khi thực hiện kĩ thuật gây tê, gây mê, các mẹ bầu cần khám sàng lọc trước với các bác sĩ chuyên môn. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình, từ đó tư vấn bạn nên sử dụng biện pháp giảm đau nào sau sinh.

Tại Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh, các mẹ bầu trước khi sinh đều được khám và tư vấn kĩ lưỡng trước cùng bác sĩ gây mê / gây tê. Sau khi nắm bắt rõ được sức khỏe trong suốt thai kì của mẹ cùng với việc thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp với sản phụ.

Trong quá trình giảm đau sau sinh mổ, sản phụ luôn được chăm sóc kĩ lưỡng bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo phát hiện sớm các bất thường, giảm các tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ đẻ. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với TTH Hà Tĩnh để được tư vấn chi tiết hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

02-07-2024 Tác giả: Admin