Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Gây tê ngoài màng cứng và những điều mẹ cần biết

Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp giúp mẹ giảm đau, đỡ mất sức và thoải mái hơn trong hành trình đón bé yêu chào đời. Nó là kỹ thuật gây tê vùng khá phổ biến được các mẹ sinh thường áp dụng. Hãy cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu về phương pháp này thông qua bài viết dưới đây

1.Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào bên trong khoang ngoài màng cứng nhằm ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định trên cơ thể do các rễ thần kinh chi phối. Kỹ thuật này hiện đang là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất và có tính linh hoạt cao đối với chuyên ngành gây mê hiện nay.

Đây là kỹ thuật gây tê vùng duy nhất có khả năng thực hiện ở hầu như bất kỳ vị trí nào của cột sống và có nhiều ứng dụng quan trọng trong lâm sàng.

2.  Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có thể khẳng định đây là phương pháp an toàn với trẻ sơ sinh. Bởi vì phương pháp này chỉ ngăn chặn cảm giác đau ( dẫn truyền thần kinh ), khi thuốc được têm vào rễ dây thần kinh, hạn chế tối đa nồng độ thuốc trong máu nên không có ảnh hưởng tới em bé trong bụng.

3. Quy trình thực hiện

Thông thường, trong trường hợp thai phụ lựa chọn tiến hành kỹ thuật gây tê vùng ngay từ đầu, bác sĩ sẽ đợi đến khi cổ tử cung giãn ra đến 4 - 5 cm mới bắt đầu thực hiện gây tê. Quy trình gây tê ngoài màng cứng được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thai phụ chuẩn bị trong tư thế nằm nghiêng, cuộn tròn người hoặc ngồi ở mép giường theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bước 2: Kỹ thuật viên thực hiện sát trùng vùng lưng.
Bước 3: Bác sĩ gây tê sẽ tiêm thuốc tê vào vùng lưng dưới của thai phụ.
Bước 4: Một ống thông được luồn qua kim, thực hiện rút kim và cố định ống thông.
Bước 5: Bác sĩ tiêm thuốc tê thử nghiệm để xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống.
Bước 6: Tiến hành đưa đầy đủ liều lượng thuốc tê cần thiết vào vùng khoang ngoài màng cứng. Trong quá trình gây tê vùng, người mẹ và thai nhi vẫn phải được theo dõi liên tục. Sau khi gây tê, sản phụ tạm thời mất đi cảm giảm đau ở vùng lưng chậu, song vẫn có thể cử động chân và nửa thân trên. Ngoài ra, thai phụ vẫn giữ được ý thức tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con.
Bước 7: Thai phụ sẽ tiếp tục được truyền thuốc tê theo đúng liều lượng chuẩn trong toàn bộ quá trình sinh.
Bước 8: Sản phụ kết thúc quá trình sinh, ống truyền được tháo bỏ một cách nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Đối với trường hợp sinh mổ, ống truyền được giữ lại để tiếp tục kiểm soát cơn đau hậu phẫu.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

28-03-2023 Tác giả: Admin