Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Khi phụ nữ mang thai mắc quai bị

Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hướng lớn đến thai nhi. Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, đây là virut có tính hòa tan tế bào, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai. Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm.

1.Dấu hiệu bị quai bị khi mang thai

Nhìn chung, bệnh quai bị khá lành tính, ít khi gây những biến chứng nguy hiểm gì nếu được điều trị và kiêng cữ kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai mắc quai bị thì sẽ nguy hiểm hơn đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu mắc bệnh quai bị vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả tính mạng của thai nhi.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu thai kì có khả năng thai nhi dị dạng, sảy thai. Còn nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kì làm tăng nguy cơ thai chết lưu, đẻ non.

Hệ miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường kém hơn nên khi mắc quai bị, các triệu chứng bệnh thường phát triển nhanh và nguy hiểm hơn người bình thường.

Sau khi mắc virus, thai phụ sẽ có triệu chứng ban đầu là sốt cao lên tới 39 - 40 độ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau họng, amidan bị sưng to. Đặc biệt, nhai nuốt thức ăn rất khó, một hoặc hai bên má sưng

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh virus quai bị có tính teratogenic, nghĩa là gây biến đổi cho thai nhi. Một vài trường hợp (tỉ lệ rất hiếm) báo cáo trẻ sơ sinh với bà mẹ mắc quai bị khi mang thai bị dị tật viêm tuyến mang tai.

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh

Khi mẹ bầu nhận thấy có các dấu hiệu sau cần nghĩ ngay đến có thể mình đã bị quai bị khi mang thai và cần được đi khám ngay, đó là các triệu chứng bệnh phát triển nhanh như cảm cúm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng nhận thấy sự sưng to đặc trưng ở một hoặc cả hai bên, lấy tai làm trung tâm tỏa ra phía trước, sau và phía dưới. Mẹ bầu ấn thấy đau, tình trạng này kéo dài từ 2-3 ngày, thậm chí 5-7 ngày.

3.Phòng tránh bệnh quai bị ở phụ nữ mang thai

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và em bé, tốt nhất trước khi lên kế hoạch sinh em bé bạn nên tiêm phòng quai bị, không nên để đến khi có thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi loại vacxin phòng ngừa quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Lưu ý, tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

4.Hỗ trợ điều trị quai bị ở phụ nữ mang thai

Khi phát hiện các dấu hiệu như: ốm sốt kèm theo triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Mặc dù hiện nay chưa có loại thuốc nào hỗ trợ điều trị quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm,…

Chế độ ăn uống cũng góp phần hạn chế bệnh: khi bị quai bị nên chọn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Để đảm bảo an toàn, phụ nữ khi mang thai nếu mắc bệch quai bị trong tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hỗ trợ điều trị mà chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, việc làm tốt và an toàn là đi khám và thực hiện theo phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, sau khi bạn đã khỏi bệnh bạn nên thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng gọi điện thoại vào HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn:

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911.92.91.92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

05-06-2021 Tác giả: admin1