Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?
Bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu thường đi kèm nhiều triệu chứng phiền toái. như sốt, đau đầu, tổn thương da, buồn nôn và nôn, biếng ăn, mệt mỏi… Trong đó, tổn thương da là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của thủy đậu. Tổn thương da do thủy đậu tồn tại dưới dạng phỏng nước, chứa dịch trong hoặc đục.
Chúng phát triển từ những hồng ban đơn thuần, những hồng ban này mọc ở mặt trước rồi lan ra toàn thân sau. Tổn thương da do thủy đậu thường gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu.
1. Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến, có thể biến chứng đến nhiễm trùng máu trong một số trường hợp. Điều đáng nói ở đây là thủy đậu rất dễ lây. Vậy, nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì, bệnh truyền nhiễm cấp tính này lây qua những đường nào và làm sao để dự phòng nó?
2. Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
Nguyên nhân bệnh thủy đậu ở trẻ em là virus varicella-zoster (VZV). Dưới đây là một số đặc điểm chính của nguyên nhân bệnh thủy đậu – virus varicella-zoster:
– Loại virus: Virus varicella-zoster là một loại herpesvirus, có chung một số đặc điểm với các loại virus khác trong họ herpesvirus, như herpes simplex virus (HSV).
– Cấu trúc: Virus varicella-zoster bao gồm một lớp lipid bọc bên ngoài, chứa một chuỗi DNA kép bên trong.
– Kích thước: Kích thước của virus varicella-zoster nằm trong khoảng từ 150 – 200 nanometer.
– Vòng đời: Vòng đời của virus varicella-zoster bao gồm hai giai đoạn là giai đoạn cấp và giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn cấp gây ra các triệu chứng thủy đậu, còn giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài suốt đời và gây ra zona thần kinh nếu virus varicella-zoster tái hoạt động.
– Khả năng gây nhiễm trùng: Virus varicella-zoster chủ yếu gây nhiễm trùng da và niêm mạc.
3. Thủy đậu có lây không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.
Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.
4. Triệu chứng của thủy đậu qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:
4.1. Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Giai đoạn này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
4.2. Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)
Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.
4.3. Giai đoạn toàn phát
Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.
Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
4.4. Giai đoạn hồi phục
Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh