Phương pháp trồng răng implant có đau không?
1. Phương pháp trồng răng implant có đau không?
Khi thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ tiến hành khoan xương hàm để đặt trụ Implant vào. Bởi vì thao tác này, nên khá nhiều người, đặc biệt với những ai sợ đau, sẽ lo lắng việc phẫu thuật có thể gây ra các cơn đau khó chịu từ lúc cắm trụ đến những ngày sau.
Trên thực tế, trồng răng Implant không gây đau đớn vì vùng được cấy đã chích thuốc tê. Sau khi cấy xong người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ như mình nhổ 1 chiếc răng. Tuy nhiên, Implant là kỹ thuật trồng răng tiên tiến nhất hiện nay, được thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. Nên bệnh nhân có thể yên tâm khi cắm ghép Implant sẽ nhẹ nhàng và thoải mái, mà không quá đau đớn như trong suy nghĩ của nhiều người.
1.1 Chỉ thực hiện tiểu phẫu
Quá trình cắm Implant được thực hiện thông qua một ca tiểu phẫu, và thời gian để cấy 1 trụ Implant hoàn tất cũng chỉ mất 7 – 10 phút. Hầu như bệnh nhân chưa cảm thấy khó chịu gì nhiều, thì phẫu thuật đã kết thúc.
1.2 Sự hỗ trợ của thuốc tê
Một yếu tố nữa giúp bệnh nhân có thể an tâm về vấn đề cắm Implant có đau không, đó là sự hỗ trợ của thủ thuật gây tê.
Dựa trên thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc tê phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đa tác động của ca tiểu phẫu đến cơ thể. Từ đó, tâm lý bệnh nhân sẽ thoải mái hơn và cũng không có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật.
1.3 Sự hỗ trợ của công nghệ, trang thiết bị hiện đại
Những công nghệ tiên tiến và hệ thống thiết bị, máy móc chuyên dụng để cấy Implant, sẽ hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác. Giúp xác định đúng vị trí đặt trụ Implant, đúng độ nghiêng, độ sâu… để không tác động đến các dây thần kinh, vùng xung quanh. Vì vậy, sự khó chịu khi làm răng được hạn chế tối đa.
Bên cạnh đó, những ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp các cơn đau nhẹ kèm theo triệu chứng sưng, nhức. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, nên bệnh nhân không cần lo lắng quá nhiều. Chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ là cơn đau sẽ thuyên giảm ngay.
2. 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng răng implant có đau hay không
2.1 Trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ
Quá trình làm răng Implant có đau không, phụ thuộc rất lớn vào bác sĩ thực hiện. Bên cạnh chuyên môn cao về Implant, bác sĩ phải có nhiều năm kinh nghiệm mới có thể nghiên cứu và lên kế hoạch điều trị một cách kỹ lưỡng, sao cho cắm ghép Implant chính xác, nhẹ nhàng và giảm thiểu sang chấn.
Mỗi một bước trong quá trình thực hiện cũng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ: gây tê tại chỗ giúp hạn chế cảm giác đau, đưa trụ Implant vào trong xương hàm đúng vị trí mà không gây khó chịu cho bệnh nhân.
2.2 Chất lượng trang thiết bị tại nha khoa
Trang thiết bị được xem là cánh tay đắc lực của bác sĩ, góp phần tăng tỉ lệ thành công cho ca Implant, cũng như giảm thiểu sự khó chịu, đau nhức của bệnh nhân trong và sau khi trồng răng.
2.3 Hệ thống máy chụp phim Conebeam CT 3D
Máy CT 3D cho ra những hình ảnh đa chiều, hiển thị rõ nét mật độ và cấu trúc xương hàm. Bác sĩ sẽ dựa trên những hình ảnh đó để chẩn đoán chính xác vị trí cần đặt trụ. Trong trường hợp nếu không có hệ thống máy Conebeam CT 3D, bác sĩ sẽ không thể xác định được tình trạng xương hàm, rất dễ dẫn đến việc khoan xương sai lệch vị trí.
Đây là một thiết bị không thể thiếu trong bất kì ca cắm Implant nào. Để bác sĩ có thể điều chỉnh lực xoắn, tốc độ, hướng quay mũi khoan giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi.
2.4 Phòng phẫu thuật, phòng điều trị và dụng cụ phẫu thuật
Phòng phẫu thuật và phòng điều trị là nơi rất dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Nếu nha khoa không có những thiết bị vô trùng hiện đại, theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân. Dẫn đến những biến chứng như sưng, viêm, nhiễm trùng...
2.5 Chất lượng trụ Implant
Nếu bệnh nhân sử dụng những trụ Implant nhập khẩu chính hãng, đã được Bộ Y Tế kiểm định chất lượng, sẽ đảm bảo không gây ra biến chứng.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân trồng Implant tại các nha khoa không uy tín, sử dụng trụ Implant kém chất lượng. Sẽ dẫn đến các tình trạng như: nhiễm trùng quanh trụ Implant, trụ Implant bị đào thải, hoại tử vùng cấy,... gây đau đớn rất nhiều.
2.6 Tình trạng răng ban đầu
Cắm Implant có đau không còn phụ thuộc vào tình trạng răng ban đầu của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân mất răng chưa lâu, chất lượng xương vẫn đủ tốt để các bác sĩ đưa trụ Implant vào xương hàm một cách dễ dàng, không gây sang chấn. Từ đó giảm thiểu mức độ khó chịu khi cắm ghép Implant.
Ngược lại, nếu chất lượng xương không đủ tốt, cần phải có những kỹ thuật can thiệp sâu hơn như ghép xương, ghép màng xương, nâng xoang… thì mức độ khó chịu sẽ nhiều hơn.
Vì vậy, sau khi mất răng, bệnh nhân muốn cắm ghép Implant thì nên làm càng sớm càng tốt. Điều này sẽ làm giảm mức độ phức tạp của các điều trị, đồng thời tiết kiệm chi phí khi không phải ghép thêm xương hay mô mềm trong quá trình trồng răng lại.
3. Một số lưu ý để giảm đau sau khi cấy ghép Implant
Để mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn sau khi trồng răng, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Những ngày đầu khi mới cấy trụ, không được súc miệng bằng nước muối loãng. Vì nước muối có thể làm chết hoặc rửa trôi những tế bào mới vừa hình thành, khiến quá trình lành thương kéo dài hơn.
Sử dụng bàn chải mềm, nhẹ nhàng chải sạch trụ và vùng niêm mạc xung quanh Implant.
Không hút thuốc là từ 4 – 8 tuần sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant.
Không tùy tiện dùng thuốc kháng sinh có chứa Aspirin để giảm đau. Chỉ nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Không dùng tay hay vật nhọn để chạm vào vết thương.
Không vận động mạnh và tránh những va chạm trực tiếp.
Uống nhiều nước, vừa giúp làm dịu cảm giác khó chịu vừa làm sạch khoang miệng.
Hạn chế ăn những món cứng, dai hoặc quá nóng, quá lạnh. Nên sử dụng những món ăn mềm, dễ nuốt như: sữa, cháo, súp…
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ, để kiểm tra vết thương và trụ Implant.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh