Táo bón lâu ngày ở trẻ
1. Táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến và thường xuyên xảy ra trong cộng đồng, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm hay đi nhà trẻ.
Táo bón lâu ngày là tình trạng trẻ bị táo bón thường xuyên và có dấu hiệu tái phát, không cải thiện rõ rệt hoặc xử lý mãi không dứt.
Khi mắc táo bón lâu ngày, bé không bị táo tới mức đau nhức hậu môn hay chảy máu nhưng số lần đi vệ sinh rất ít và đầu phân cứng…
Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể có những cách hỗ trợ giảm táo bón cho bé phù hợp.
Theo thống kê có tới 95% số trẻ gặp phải tình trạng này thuộc loại “Táo bón chức năng” tức là loại có thể can thiệp bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Tuy nhiên, có thể mẹ chưa biết táo bón ở trẻ cũng được chia làm nhiều mức độ khác nhau và với một mức độ thì chúng ta lại có những giải pháp khắc phục riêng biệt.
2. Nguyên nhân gây nên trẻ bị táo bón lâu ngày
2.1. Do dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu (chiếm đến 95%) khiến bé bị táo bón.
- Chế độ ăn ít chất xơ
Táo bón lâu ngày do thiếu chất xơ xảy ra khi lượng chất xơ bổ sung cho trẻ từ thực phẩm chưa đủ để chống táo bón. Nguyên nhân này có thể bắt đầu từ việc trẻ ăn ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ quá nhiều lượng đạm động vật. Điều này thường xảy ra ở giai đoạn trẻ đi học..
- Một số thói quen khác
– Uống nước ít: Trẻ không uống đủ nước sẽ làm cho phân đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông dẫn tới thực ăn bị lưu lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước gây táo bón ở trẻ em
– Trẻ dùng sữa công thức: Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.
2. 2 Do hậu quả của một số bệnh
Bên cạnh các nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng, trẻ bị táo bón có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý:
– Loạn khuẩn đường ruột:
– Phình đại tràng bẩm sinh:
– Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do các nguyên nhân thần kinh:
– Tác dụng phụ của thuốc:
2.3 Do phản xạ ức chế, tâm lý, thói quen không hợp lý
– Do tâm lý: Trẻ nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn tại trường học, sợ la mắng do đi đại tiện không hợp lí, nhất là ở lớp học; sợ đau do nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn.
– Do ít vận động: Các bé lớn hơn 3 tuổi thường được cha mẹ cho chơi game, xem tivi hoặc ngồi một chỗ quá nhiều để học bài làm cho nhu động ruột kém điều hòa và cơ thành bụng yếu. Ít vận động thể lực, thể dục thể thao chính là nguyên nhân gây trẻ bị táo bón lâu ngày. Đặc biệt, khi trời lạnh, trẻ càng lười vận động khiến táo bón trầm trọng hơn.
3. Các cấp độ táo bón
1. Táo bón cấp tính - Mức độ nhẹ
Được định nghĩa là tình trạng táo bón thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn (1 tháng) và có thể dễ dàng khắc phục bằng các liệu pháp thông thường thông qua việc thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày.
Dấu hiệu:
+ Bé 3 – 4 ngày mới đi tiêu 1 lần.
+ Phân cứng kết thành chuỗi.
+ Bé phải rặn nhiều khi đi tiêu.
Giải pháp: Khi trẻ bị táo bón ở mức độ nhẹ, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể được cải thiện thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ bằng cách:
+ Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ: cho trẻ ăn thêm các loại rau xanh như mồng tơi, rau dền… hoặc các loại quả chín như đu đủ, mận, cam, quýt, …
+ Cho bé uống đủ nước trong ngày.
+ Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ thống vi khuẩn đường ruột của bé.
+ Thường xuyên cho bé vận động, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn.
2. Táo bón cấp tính - Mức độ trung bình
Táo bón ở trẻ mức độ trung bình với các dấu hiệu:
+ Bé 4 – 6 ngày mới đi tiêu 1 lần.
+ Phân cứng, nhỏ và rời rạc như phân dê.
+ Có khi bé rặn đỏ mặt mà vẫn không đi tiêu được
Giải pháp: Ở giai đoạn này, nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ chủ yếu là do phân của trẻ bị mất nước vì thiếu hụt thành phần giúp giữ nước trong phân (chất xơ) hoặc là do bé đang gặp phải tình trạng nóng nhiệt khiến cơ thể dễ bị mất nước.
Nóng nhiệt gây táo bón ở trẻ. Vì vậy ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ, thì các bậc cha mẹ cũng cần phải tìm những giải pháp để có thể giúp bé dễ dàng đi tiêu hơn thông qua việc làm mềm phân ở trẻ. Cụ thể:
+ Bổ sung đầy đủ nước và chất xơ trong chế độ ăn của trẻ.
+ Tăng cường cho bé vận động vào các khoảng thời gian trong ngày.
+ Tập cho trẻ thói quen đi cầu hằng ngày vào một giờ cố định.
+ Vào thời gian sau khi ăn khoảng 30 -60 phút, mẹ có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ 3 – 4 lần để giúp hệ tiêu hóa của bé vận động tốt hơn.
+ Mẹ có thể nấu nước với một số loại thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc như Hoa Hòe, Cam Thảo (có công dụng xóa bỏ tình trạng nóng nhiệt ở trẻ và làm mềm phân) để bé sử dụng thay nước uống hằng ngày.
3. Táo bón mãn tính - Táo bón nặng
Khi táo bón cấp không được điều trị kịp thời, sau một thời gian sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Ở mức độ này, bé thường xuyên gặp phải một số biến chứng nguy hiểm mà mẹ nên lưu ý để có thể tìm những giải pháp khắc phục kịp thời. Tránh gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm sinh lý của bé như trĩ, tắc ruột, ung thư hậu môn – trực tràng,…
- Dấu hiệu:
+ Bé 1 – 2 tuần mới đi tiêu 1 lần
+ Phân cứng, lổn nhổn. Có thể kết thành khối to và dài, đôi khi có lẫn máu
+ Bé cảm thấy đau rát phải khóc thét mỗi khi đi vệ sinh
+ Táo bón kéo dài khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân, chậm phát triển
- Giải pháp:
Để giúp bé có thể đi tiêu, một số phụ huynh thường tìm đến các giải pháp như sử dụng ống thụt hậu môn hay các chất nhuận tràng hóa học.
Một điểm chung của các giải pháp này là nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra một số biến chứng bất lợi ảnh hưởng thời quá trình điều trị và sự phát triển của trẻ nhỏ.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh