THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG KHỞI PHÁT SỚM - PHÁT HIỆN KỊP THỜI, CẢI THIỆN KẾT CỤC CHU SINH
Nếu quá trình mang thai không suôn sẻ thì có rất nhiều vấn đề bất thường xảy ra mà các mẹ bầu phải đối mặt. Một trong những vấn đề đó là tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Tình trạng này rất đáng lo ngại đối với sức khỏe của em bé sau khi ra đời. Chính vì thế, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc theo dõi sát sao tình hình phát triển của bé để có thể can thiệp kịp thời.
1. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung là gì?
Hiểu một cách đơn giản, đây là tình trạng bào thai bị suy dinh dưỡng, kém phát triển ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn so với cân nặng dự kiến của tuổi thai. Tình trạng này còn được gọi suy dinh dưỡng bào thai.
2. Nguyên nhân thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân xuất phát từ nhau thai:
Nhau thai gặp phải tình trạng bất thường, trọng lượng thấp hoặc mạch máu tử cung bất thường. Bị rối loạn chức năng nhau thai, bà bầu bị tiền sản giật. Cũng có thể do là dây rốn một động mạch hoặc bong nhau thai non, bị u máu nhau thai. Một số trường hợp mang đa thai cũng gặp phải tình trạng thai chậm tăng trưởng.
Do sức khỏe của người mẹ
Cũng có trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung do vấn đề về sức khỏe của người mẹ. Những người mang thai ở tuổi đời quá trẻ dưới 16 tuổi, tử cung chưa phát triển hay phụ nữ sau 35 tuổi mang thai đều có nguy cơ này. Hoặc nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đảm bảo, nghèo nàn, dẫn đến việc không cung cấp đủ dưỡng chất cho bào thai phát triển bình thường. Những phụ nữ mang thai vẫn sử dụng chất kích thích, nhất là rượu, thuốc lá, ma túy,... đều có thể khiến thai nhi chậm tăng trưởng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do mẹ bầu nhỏ còi, cân nặng không đạt chuẩn, nữ giới phải làm việc nặng nhọc, từng sinh đẻ nhiều hơn 5 lần, khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn, hoặc đã từng sinh con bị suy dinh dưỡng, khả năng tăng cân kém trong quá trình mang thai. Cũng có nguyên nhân do bà bầu mắc các bệnh lý như: tim bẩm sinh, rối loạn tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai (như: giang mai,....).
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như mẹ bầu mang đa thai (có đến 25-30% thai chậm phát triển khi mang thai song sinh). Hoặc thai bị dị tật bẩm sinh như hội chứng Turner, Down,…
3. Phát triển thai chậm phát triển - khởi phát sớm
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh đã phát hiện, theo dõi, can thiệp kịp thời cho sản phụ P.T.H (29 tuổi, Can Lộc, Hà Tĩnh) tại khoa Phụ sản trong tình trạng thai chậm tăng trưởng khởi phát sớm.
Theo lời kể của bệnh nhân: ‘‘Đây là lần đầu tôi mang thai, đi khám thai ở tuần thứ 26 được các Bác sĩ khoa Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh hội chẩn và chẩn đoán: Thai chậm tăng trưởng trong tử cung khởi phát sớm’’.
Ngay sau khi tiếp nhận trường hợp trên, các Bác sĩ khoa Phụ sản đã theo dõi và đến thai kỳ tuần thứ 33 được chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi. Đến 35 tuần 2 ngày, siêu âm phát hiện cạn ối, cân nặng tương đương Percentile thứ 2 so với tuổi thai, siêu âm dopple mạch rốn mạch não bất thường, được chỉ định mổ cấp cứu được một bé gái 1800g. Hiện tại, mẹ và bé sức khỏe đã ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo Bs Nguyễn Thị Hậu – Bác sĩ Điều trị khoa Phụ sản cho biết: “Thai chậm tăng trưởng có thể xảy ra 10% thai kỳ, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong chu sinh. Khám thai định kỳ rất quan trọng, các sản phụ nên lựa chọn cơ sở sản khoa uy tín để thăm khám và phát hiện sớm thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Sau khi phát hiện nên theo dõi và điều trị tại cơ sở có trang thiết bị hiện tại, đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm”.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh