Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Trẻ biếng ăn và những điều mẹ cần lưu ý

Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...

1. Triệu chứng của trẻ biếng ăn

Trước khi giải đáp câu hỏi: Trẻ biếng ăn phải làm thế nào, chúng ta cùng điểm danh các triệu chứng ở trẻ biếng ăn nhé. Khi biếng ăn, trẻ thường có các biểu hiện sau:

✔️Bé thường không ăn hết suất và bữa ăn có thể kéo dài hơn 30 phút.

✔️Khi thấy đồ ăn bé thường quấy khóc, cáu gắt, khó chịu.

✔️Ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nuốt.

✔️Bé chậm tăng cân hoặc không tăng cân trong thời gian dài.

✔️ Trẻ có thể bị nôn trớ khi nhìn thấy đồ ăn.

Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ “bỉm sữa” đau đầu và lo lắng

2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ?

Những bệnh lý gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ bố mẹ nên biết như:

– Khi bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt con nhai có cảm giác đau, khó chịu sinh ra tâm lý sợ bữa ăn.

– Các chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu, lười ăn, chậm lớn. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị rối loạn co bóp dạ dày, loạn khuẩn đường ruột, tiết dịch trong dạ dày…

– Trẻ khi mắc các bệnh như sốt siêu vi, cảm cúm, sốt phát ban thường có dấu hiệu viêm đường hô hấp, khiến trẻ khó nuốt làm trẻ lười ăn hoặc khiến trẻ mệt mỏi và chán ăn.

– Nhiễm giun sán trong đường ruột cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn vì giun sán gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Một số thói quen xấu khiến trẻ biếng ăn

Bố mẹ cho con ăn theo một số thói quen sau đây dễ dẫn đến biếng ăn ở trẻ như:

– Vừa ăn vừa xem các chương trình giải trí bé thường mất tập trung, bị xao nhãng bữa ăn.

– Bữa ăn kéo dài khiến trẻ chán ăn

– Ép trẻ ăn quá nhiều

– Không sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt là những món ăn bé thích

– Cho bé ăn vặt nhiều trong ngày

– Không khí bữa ăn căng thẳng hoặc bé phải dùng bữa riêng

Trẻ biếng ăn do yếu tố sinh lý

Khi trẻ bước vào giai đoạn biết đi, biết nói, tập bò, mọc răng có thể giảm lượng ăn trong vài tuần hoặc 1-2 tháng. Bởi lẽ, lúc này tâm lý của bé đang tập chung khám phá sự thay đổi của cơ thể và môi trường xung quanh mà bị mất tập trung vào các món ngon mẹ nấu.

3.Trẻ biếng ăn phải làm thế nào?

Rất nhiều bố mẹ băn khoăn nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi khi tình trạng này kéo dài, nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Dưới đây là một số gợi ý giúp giải giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ.

3.1 Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ

Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Không nên làm bé bị căng thẳng

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

3.2  Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ.

3.3 Khoảng cách giữa các bữa ăn

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 - 5 tiếng bởi:

Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: Bé sẽ chưa có cảm giác đói. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé: Làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt. Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt giữa các cữ để tránh gây xáo trộn giờ ăn của bé.

3.4 Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…

3.5 Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới, trình bày đẹp mắt

Việc giúp bé trải nghiệm những nhóm thực phẩm mới, nhất là với những bé biếng ăn không hề dễ dàng. Một trong những mẹo để giải quyết vấn đề này là bố mẹ hãy cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mẹ ăn ngon miệng, lúc này bé sẽ bắt chước tập theo.

Bên cạnh đó, trẻ thường có hứng thú với màu sắc. Vì vậy, thay vì bữa ăn nhạt nhòa, không đẹp mắt mẹ nên học cách trang trí đĩa thức ăn đẹp mắt. Việc này giúp kích thích trí tò mò cũng như thèm ăn của bé.

3.6 Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bố mẹ biết cách cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đưa con thăm khám tổng quát, khám dinh dưỡng nhằm biết rõ sức khỏe của con cũng như biết chính xác con đang thiếu/thừa chất gì, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung hợp lý và khoa học hơn.

Mọi thắc mắc cần được tư vấn vui lòng gọi điện vào số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

07-10-2021 Tác giả: admin1