Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy là một trong số những bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em, căn bệnh này tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới thì đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó các bậc phụ huynh không được phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị.

1. Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều nước. Số lần đi ngoài nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày.

Bệnh tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi (80%), ở trẻ suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, sau sởi, AIDS...Ngoài ra một số thói quen tập quán cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp: Bú bình, không nuôi bằng sữa mẹ 4-6 tháng đầu, Cai sữa sớm, thức ăn bị ô nhiễm, Nước uống bị ô nhiễm, không đun chin, không rửa tay trước ăn. Mùa hè tiêu chảy nhiễm khuẩn cao, mùa đông thường do virut, trong đó Virut rota là nặng nhất

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp

Các yếu tố gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ bao gồm:

✔️ Nhiễm trùng tại ruột: Virus: Rota virut , Adenovirut, Norovirus - Vi khuẩn : Ecoli, Shigella: lỵ trực tràng; Tả : thường gây những vụ dịch.

✔️ Các vi khuẩn khác: Salmonella, campylobacteria; Ký sinh trùng: Giardia, amip, Cryptosporidia

✔️ Nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm trùng hô hấp, Nhiễm khuẩn đường tiểu, Viêm màng não 

✔️ Tiêu chảy do thuốc: kháng sinh, nhuận tràng.....

✔️ Tiêu chảy do dị ứng thức ăn: sữa bò, trứng, tôm, cá.....Tiêu chảy do các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Rối loạn quá trình hấp thu, tiêu hóa, Viêm ruột do hóa trị hoặc xạ trị,

✔️Bệnh lý ngoại khoa: lồng ruột, viêm ruột thừa cấp, thiếu vitamin, uống kim loại nặng

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

3. Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà.

3.1 Điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải

Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả, thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Tuy nhiên không hẳn mọi người đã biết cách sử dụng đúng oresol. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng oresol mà mọi người cần biết:

Cách pha Oresol:

 - Bắt buộc phải pha gói Oresol với lượng nước theo đúng như hướng dẫn ghi trên vỏ

 - Dung dịch đã pha chỉ dùng trong 24h

 - Tuyệt đối không tự ý pha Oresol đặc hơn hướng dẫn, vì có thể làm trẻ mất nước nặng hơn.

2️⃣ Cho trẻ uống Oresol:

-  Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa

-  Nếu trẻ nôn, dừng lại 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng uống chậm hơn

-  Nếu không có sẵn Oresol có thể thay thế bằng nước cháo muối, nước muối đường, nước dừa non

3️⃣ Dinh dưỡng cho trẻ:

-  Các thức ăn nên ăn: sữa chua, cà rốt, bí ngô, thịt gà nạc...

-  Các thức ăn không nên ăn: bánh ngọt, nước ngọt, thức ăn nhiều chất xơ, đồ chiên rán, dầu mỡ, đậu đỗ, lạc…

-  Nên ăn đồ ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, giàu đạm, nhiều năng lượng

3.2  Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Do bệnh tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra, nên không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng tiêu diệt virus nên không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em do virus gây ra.
  • Thuốc kháng tiêu chảy: Không cần thiết sử dụng thuốc kháng tiêu chảy, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ che mất các triệu chứng. Từ đó, làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
  • Men vi sinh Probiotics: Có thể làm giảm tiêu chảy xấp xỉ 01 ngày.
  • Kẽm: Không cần thiết sử dụng kẽm với những trẻ đủ dinh dưỡng và không có nguy cơ bị thiếu kẽm. Chỉ cần thiết đối với những trẻ có nguy cơ bị thiếu kẽm như là trẻ bị giảm cân nặng, trẻ đang trong đợt tiêu chảy cấp. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng làm giảm tái phát đợt tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh

Cần đưa trẻ nhập viện nếu trẻ tiêu chảy quá nhiều lần, hay tiêu chảy kèm sốt, phân nhầy máu, trẻ nôn nhiều, kém ăn, uống, kém linh hoạt, li bì.. để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.  Tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh đã làm được đầy đủ các xét nghiệm như. Xét nghiệm phân, test Rota virus, Điện giải đồ.. Để đánh giá đầy đủ nguyên nhân, các biến chứng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

10-08-2021 Tác giả: admin1