Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?
"Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không?" Đây là câu hỏi và thắc mắc của rất nhiều người. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?" Hãy cùng Bệnh viện TTH Hà Tĩnh giải đáp thắc mắc trên.
1. Sốt đến từ đâu?
Phản ứng sau tiêm chủng bao gồm: Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường ....
Tiêm vắc xin phòng Covid-19
Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể "làm quen, tập chiến đấu với kẻ địch". Hiểu một cách nôm na: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho "địch" là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng "tàn phá" hoặc "chia nhỏ" một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện "kẻ địch - là các loại virut" này theo đúng quy trình. Tất nhiên, lúc này "kẻ địch" chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể.
Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là "vùng hạ đồi". Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể(người bình thường sẽ dao động trên dưới 37 độ C).
Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, chúng tung ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Khi đó "vùng hạ đồi" nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.
Hiện tượng sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, sốt cũng là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Khi cơ thể bạn nóng lên có nghĩa là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.
2. Vì sao có người sốt, có người không?
Khi hệ miễn dịch nhận diện "kẻ địch" và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.
Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang "tức giận" chiến đấu ác liệt với "kẻ địch". Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.
Và dù sau tiêm vắc xin có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của virut "SARS-CoV-2" này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ tự động tiêu diệt.
Vắc xin phòng Covid-19
Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có "địch" xâm nhập cơ thể.
Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.
Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.
Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vắc-xin - đó là "liều thuốc tốt nhất" để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.
TTH Hà Tĩnh Cùng chung tay - Đánh bay covid
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh