Tại sao nên kiểm tra sức khỏe hậu covid
Sau khi khỏi bệnh từ 2-3 tháng, di chứng của Covid-19 khiến nhiều F0 phải đi khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội chứng hậu Covid-19. Việc kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 là cần thiết, giúp đánh giá sớm những biến chứng và đưa ra biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
1. Tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe hậu covid
Các triệu chứng tái phát, kéo dài hoặc xuất hiện các vấn đề sức khỏe mới sau khi khỏi bệnh được gọi là hội chứng hậu Covid-19. Đa số mọi người có thể khỏi bệnh hoàn toàn trong vài tuần kể từ khi các triệu chứng bắt đầu. Bên cạnh đó một số người mắc Covid-19 nặng sau khi khỏi bệnh vẫn gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc có các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó kể cả những người bị Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng cũng có thể cảm thấy không khỏe trong một thời gian dài.
Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây viêm hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Mặc dù Covid-19 chủ yếu gây tổn thương phổi, nhưng nó cũng có thể gây ảnh hưởng kéo dài đối với nhiều cơ quan như tim, gan, não, thận và hệ thống mạch máu.
Một số người khác, đặc biệt là bệnh nhân Covid-19 nặng phải vào ICU (đơn vị chăm sóc tích cực), sau khi xuất viện gặp tình trạng kiệt sức, suy nhược nghiêm trọng, kèm theo suy giảm khả năng chú ý và tập trung, cùng với rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Di chứng của Covid-19 khiến nhiều F0 phải đi khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội chứng hậu Covid-19
Một số triệu chứng thường gặp sau nhiễm Covid-19 như:
✔️ Mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, chóng mặt khi đứng dậy
✔️ Đau đầu, đau tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực
✔️Ho, đau họng, sốt, thay đổi khứu giác, vị giác, ù tai, đau tai
✔️ Đau cơ khớp, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng
✔️ Chán ăn, gặp các vấn đề về giấc ngủ
✔️ Thay đổi tâm trạng, khó tập trung suy nghĩ
✔️Cảm giác tê râm ran, phát ban..........
Các triệu chứng có thể trầm trọng hơn sau hoạt động gắng sức (tập thể dục mạnh, tập trung làm việc…)
2. Chẩn đoán, can thiệp sớm
Theo các chuyên gia, để giảm tỷ lệ nhập viện hậu Covid-19, người dân nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1- 3 tháng đầu sau khi khỏi bệnh. Với người có triệu chứng mệt, khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, người cao tuổi, người có bệnh lý nền thì cần đến bệnh viện khám sớm hơn. Covid-19 có thể để lại nhiều di chứng lên tim mạch, phổi, tiêu hóa, thần kinh, tâm lý… nên người bệnh có thể đăng ký khám bệnh theo từng chuyên khoa hoặc khám sức khỏe tổng quát.
Để đánh giá toàn diện sức khỏe và phát hiện sớm di chứng Covid-19 cho người bệnh, ngoài bác sĩ giỏi, tay nghề cao thì đòi hỏi phải trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hiện đại để “dò” cho ra di chứng Covid-19 như: máy xét nghiệm, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi, hệ thống chụp CT 768 lát cắt… Ví dụ, người bệnh bị di chứng hô hấp, khó thở kéo dài sẽ được tư vấn chụp CT phổi liều thấp bằng máy CT 768 lát cắt. Máy có phần mềm hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) phát hiện di chứng Covid-19 trên phổi nhờ khả năng phân tích nhu mô phổi còn bao nhiêu phần trăm, phản ánh chính xác mức độ tổn thương phổi và ghi nhận tình trạng phổi như đông đặc, kín mờ, sẹo, xơ, tổn thương ngoại biên…
“Qua theo dõi những người bệnh đến khám, điều trị tại BVĐK Tâm Anh chúng tôi nhận thấy những bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng càng nặng về hô hấp thì để lại di chứng phổi càng nhiều. Đặc biệt gần như 100% người bệnh có thở oxy liều cao đều có di chứng tại phổi, xơ phổi. Căn cứ trên kết quả CT và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện đối với trường hợp cần can thiệp, hoặc tư vấn điều trị phục hồi đối với trường hợp nhẹ”, bác sĩ Trần Minh Giang thông tin.
Với người bệnh bị di chứng nhẹ, viêm phổi đơn thuần… chỉ cần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, nâng dung tích phổi bằng cách như tập các động tác hít thở, hít xà, hít đất, bơi lội, chèo thuyền… Sau 3 tháng tập luyện, người bệnh nên quay lại bệnh viện để được kiểm tra lại, đánh giá mức độ cải thiện sau khi tập phục hồi chức năng phổi.
Với người bệnh có di chứng liên quan tim mạch như tim đập nhanh không rõ nguyên nhân sau khi mắc Covid-19, sẽ được các bác sĩ tim mạch tư vấn người bệnh khám tổng quát để loại trừ nguyên nhân có bệnh nền tim mạch trước đó như: suy tim, hở van tim, thiếu máu cơ tim nhưng không hay biết do chưa đi khám bệnh… Trường hợp, người bệnh khám tổng quát, cơ thể không phát hiện bất thường thì sẽ được điều trị rối loạn nhịp tim nhanh bằng thuốc, chế độ luyện tập, thư giãn và tập tâm lý trị liệu.
3. Khám hậu covid ở đâu
Tại khu vực miền Nam có nhiều bệnh viện đã tổ chức đơn vị chăm sóc cho bệnh nhân hậu COVID-19 như: Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM; Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Nhi đồng 1; Viện Y dược học dân tộc TP. HCM, Đồng Nai…
Tại Hà Nội, người dân có thể đến một số bệnh viện: Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đa khoa Đức Giang, Hữu Nghị, Bạch Mai, Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), và một số bệnh viện tư nhân…
Tại Hà Tĩnh, người dân có thể đến BVĐK Hà Tĩnh, BVĐK TTH Hà Tĩnh...
Thấu hiểu được những lo âu và những di chứng hậu covid, Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh triển khai chương trình hậu covid- 19 nhằm kiểm tra sức khỏe giúp đánh giá, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các yếu tố nguy cơ của biến chứng hậu COVID-19.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh