viêm mũi dị ứng thời tiết
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng viêm mũi do dị ứng với các yếu tố từ thời tiết như: nhiệt độ, độ ẩm, chất dị ứng có trong không khí,… Bệnh thường bùng phát vào một số thời điểm cụ thể trong năm (nhất là mùa lạnh, giai đoạn chuyển mùa) và gây ra không ít phiền toái đối với đời sống sinh hoạt, lao động. Vậy viêm mũi dị ứng thời tiết biểu hiện và cách điều trị như thể nào? Hãy cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
1. Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc bị phù nề, viêm đỏ do các tác nhân dị ứng có trong thời tiết như: nhiệt độ, độ ẩm, gió lạnh, nấm mốc, các chất dị ứng có trong không khí như: khói thuốc, lông động vật, hóa chất, thức ăn, thuốc,phấn hoa….
Viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng viêm mũi dị ứng thường gặp. Trường hợp viêm mũi bùng phát do dị ứng với các yếu tố từ thời tiết được gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết.
Tương tự như viêm mũi dị ứng thông thường, viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ miễn dịch “nhạy cảm” với các tác nhân dị ứng. Qua đó kích thích hoạt động phóng thích histamin vào niêm mạc hô hấp dẫn đến các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,… Ở một số trường hợp, viêm mũi dị ứng thời tiết còn có thể đi kèm với mề đay, viêm kết mạc dị ứng.
2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết xuất hiện khi có các yếu tố dị ứng (dị nguyên). Trên thực tế, không phải ai cũng bị dị ứng sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nghiên cứu cho thấy, viêm mũi dị ứng chỉ xảy ra khi có những yếu tố sau:
- Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa,… Người có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc các bệnh lý dị ứng cao hơn so với bình thường. Yếu tố này được xác định là nguyên nhân gây ra phản ứng đặc biệt của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên.
- Di truyền: Nếu người thân cận huyết như cha mẹ, chị em ruột, ông bà,… mắc bệnh lý này hoặc các bệnh có cơ chế dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính thì nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có thể tăng thêm một phần đáng kể.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Nghiên cứu cho thấy, hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ bùng phát các phản ứng dị ứng. Vì vậy, nguy cơ bị viêm mũi dị ứng thời tiết cũng có thể tăng lên đáng kể ở những đối tượng có chức năng đề kháng kém (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người nhiễm HIV, tiểu đường),
- Yếu tố thời tiết: Viêm mũi dị ứng thời tiết thường chỉ xảy ra vào giai đoạn mùa lạnh hoặc giai đoạn chuyển mùa, giảm nhẹ hoặc thuyên giảm hết vào thời tiết ấm. Bởi trong giai đoạn chuyển mùa và mùa lạnh, các chất dị ứng trong không khí có xu hướng tăng lên đáng kể. Hệ quả là kích thích phản ứng dị ứng và gây ra phù nề, sưng viêm niêm mạc mũi.
3. Triệu chứng
Viêm mũi dị ứng thời tiết có đầy đủ đặc điểm của bệnh viêm mũi dị ứng thông thường, bao gồm các biểu hiện như:
Một số biểu hiện của viêm mũi dị ứng thời tiết
✔️ Hắt hơi, sổ mũi: Người bị viêm mũi dị ứng thời tiết thường xuyên bị sổ mũi, ngứa mũi liên tục và có hiện tượng hắt hơi từng đợt.
✔️ Chảy dịch mũi: Khác với bệnh viêm xoang có dịch mũi đặc và màu đục, dịch mũi của viêm mũi dị ứng thường có màu trong và lỏng hơn.
✔️ Tắc nghẹt mũi: Các histamin được sản sinh do dị ứng cũng gây phù nề niêm mạc mũi và khiến chức năng dẫn lưu của xoang bị ảnh hưởng. Khi dịch mũi tiết ra quá nhiều sẽ có hiện tượng tắc nghẽn, ngạt mũi.
Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ xuất hiện vào lúc thời tiết thay đổi, không tái phát liên tục trong năm. Ngoài ra, căn bệnh này cũng là một dạng của dị ứng thời tiết nên ở người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đỏ mắt, viêm kết mạc, tiêu chảy, chảy nước mắt, đau đầu…
4. Biến chứng của viêm mũi dị thời tiết
Là một trong những bệnh hô hấp khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành, mặc dù viêm mũi dị ứng không quá nghiêm trọng vì tình trạng viêm mũi hoàn toàn không có sự tham gia của virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm mũi dị ứng thời tiết cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu người bệnh không thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh:
Một số biến chứng của bệnh viên mũi dị ứng thời tiết
- Ù tai, nhức đầu: Tai, mũi, họng là các cơ quan hô hấp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi niêm mạc mũi bị sưng viêm và phù nề kéo dài, các cơ quan còn lại có thể bị ảnh hưởng ít nhiều: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… xảy ra thường xuyên khiến bệnh nhân dễ bị đau đầu và ù tai.
- Viêm mũi dị ứng kéo dài khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng thường xuyên. Tình trạng tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng và gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm VA, viêm thanh quản,…Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp khác.
- Hình thành polyp xoang, polyp mũi: Polyp là tổ chức tăng sản lành tính xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Ở một số trường hợp, viêm mũi dị ứng thời tiết kéo dài có thể hình thành polyp ở mũi và xoang. Mặc dù polyp là khối u lành tính nhưng tình trạng tăng sản niêm mạc có thể làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp và dẫn đến hàng loạt các vấn đề hô hấp khác.
- Bội nhiễm vi khuẩn: Viêm mũi dị ứng thời tiết đặc trưng bởi tình trạng tăng tiết dịch hô hấp dẫn đến chảy nước mũi, hắt hơi,… Trong một số trường hợp, dịch tiết có thể bị ứ đọng trong các hốc xoang và khoang mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra bội nhiễm. Bội nhiễm khiến dịch mũi vàng đục, cơ thể nóng sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh,… Nếu không điều trị sớm, nhiễm trùng có thể lây lan sang các cơ quan kế cận hoặc thậm chí là những cơ quan xa như tim, khớp, thận,…
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh