Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là bệnh về mắt khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra có thể do mắt bị nhiễm trùng, kích ứng, hoặc tắc tuyến lệ, bệnh gây cho mắt bị sưng, trẻ dụi mắt do ngứa, rát và hay gặp nhất là dấu hiệu đỏ mắt. Hãy cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

1.Bệnh viêm kết mạc

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu nên nhiều khi viêm kết mạc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng, nguy cơ có thể bị viêm giác mạc gây mù. Do đó, khi phát hiện mắt trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điêu trị phù hợp.

Kết mạc mắt bao gồm kết mạc nhãn cầu (là lớp màng mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng) và kết mạc mi (là lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và mi dưới). Khi lớp niêm mạc này bị viêm do các tác nhân gây ra gọi là bệnh viêm kết mạc.

Bệnh viêm kết mạc ở trẻ em

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc ở trẻ

✔️Do nhiễm vi khuẩn Chlamydia:

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có thể gây ra bệnh viêm kết mạc, nhiễm trùng đường sinh dục. Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis nếu không được điều trị triệt để có thể lây truyền sang bé khi sinh.

✔️Do nhiễm vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae:

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra bệnh viêm kết mạc lậu cầu và nhiễm trùng đường sinh dục còn được gọi là bệnh lậu. Những chị em phụ nữ bị bệnh lậu nếu không được điều trị triệt để có thể truyền vi khuẩn sang cho con khi sinh

✔️Do dị ứng với thuốc nhỏ mắt:

Thuốc nhỏ mắt có thể gây ra phản ứng dị ứng cho trẻ sơ sinh. Một số trẻ bị dị ứng với thuốc nhỏ mắt thường có triệu chứng đỏ nhẹ, đôi khi là sưng mí mắt. Những dấu hiệu này có thể kéo dài từ 24 – 36 giờ.

✔️Do nhiễm các loại virus và vi khuẩn khác: 

Ngoài vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae và Chlamydia Trachomatis, một số loại virus khác cũng có thể gây ra bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như những loại vi khuẩn, virus sống trong âm đạo của phụ nữ và lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây ra bệnh viêm kết mạc.

Bên cạnh đó, một số loại virus gây ra mụn rộp sinh dục cũng có thể gây ra bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và làm tổn thương mắt nghiêm trọng. Điểm đáng chú ý là người mẹ có thể truyền loại virus này sang cho con khi sinh thường.

3. Điều trị đặc hiệu cho từng nhóm nguyên nhân

3.1 Đối với viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia

- Với những trường hợp như vậy, bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh uống phù hợp và thuốc tra mắt để điều trị viêm kết mạc cho trẻ sơ sinh. Đây là cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này để đảm bảo sức khỏe đôi mắt cho trẻ.

3.2 Viêm kết mạc do lậu cầu:

- Với trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu gây ra thường kết hợp nhỏ thuốc, tra thuốc tích cực, tình trạng nặng cân nhắc dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch (IV) để điều trị viêm kết mạc do lậu cầu. Nếu không được điều trị, trẻ sơ sinh có thể bị loét giác mạc (vết loét mở ở giác mạc) và dễ dẫn đến mù lòa.

3.3 Viêm kết mạc do dị ứng thuốc:

- Vì loại viêm kết mạc này là do kích ứng thuốc nhỏ nên thường ngưng nhỏ, đổi thuốc. Trẻ sơ sinh thường sẽ khỏe hơn sau từ 24 đến 36 giờ. Chăm sóc bằng các thuốc dưỡng để bảo vệ nhãn cầu.

Bố mẹ nên phòng ngừa viêm kết mạc cho trẻ sơ sinh bằng cách vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày cho trẻ

3.4 Với trường hợp do nhiễm các vi khuẩn và virus khác:

- Nếu trẻ bị viêm kết mạc do nhiễm các vi khuẩn và vius khác, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ để điều trị cho trẻ sơ sinh. Những loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống viêm và các loại thuốc bôi trơn có tác dụng bảo vệ nhãn cầu cũng như giảm bớt kích thích mắt.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm kết mạc do nhiễm các vi khuẩn và virus khác ngoài Neisseria Gonorrhoeae và Chlamydia Trachomatis thường không bú, quấy khóc, thậm chí là sốt cao. Lúc này, bố mẹ cần phải chăm sóc cẩn thận và thường xuyên vỗ về con.

Việc giữ gìn đôi mắt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vô cùng quan trọng, điều này có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này của trẻ. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ sơ sinh có bất cứ triệu chứng bất thường nào ở mắt thì phải đưa ngay tới cơ sở có chuyên khoa Mắt uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời, dứt điểm. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về để nhỏ, tra mắt cho con khi chưa có chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.

Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh

Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm: kiểm tra tật khúc xạ, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, khoa Mắt còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn. Toàn bộ đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Mắt tại TTH Hà Tĩnh là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các phẫu thuật khó, đặc biệt là các kỹ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại TTH Hà Tĩnh luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

28-07-2021 Tác giả: admin1