Tập đoàn TTHGroup | 0911 92 91 92 Đặt lịch

Mách bố mẹ cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn

Hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thức ăn. Dị ứng thức ăn ít khi xảy ra khi lần đầu tiếp xúc với loại thức ăn đó. Hãy cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn

1. Dị ứng thức ăn ở trẻ và dấu hiệu nhận biết.

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần "lạ" có trong thực phẩm.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do là do trẻ có cơ địa mẫn cảm với một số loại thức ăn hoặc có thể được di truyền từ gia đình tình trạng này. Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ vẫn còn rất non nớt. Khi mới tiếp xúc với các loại thực phẩm từ bên ngoài đưa vào, cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu thức ăn chứa yếu tố dị nguyên không tương thích với kháng thể, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

♦ Da, niêm mạc: da phồng rộp, phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng đỏ, phù nề tại nhiều vị trí như lưỡi, mắt, tai,… hoặc thậm chí toàn thân.

♦  Hô hấp: chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở,…

♦  Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp hạ,…

♦  Tiêu hóa: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,…

♦  Một số biểu hiện khác: quấy khóc, ăn kém, mệt mỏi,…

2.  Thức ăn nào dễ gây dị ứng ở trẻ

Các thức ăn hay gây dị ứng là đậu phộng, các loại hạt quả như hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa... Dị ứng sữa là dị ứng thức ăn hay gặp nhất. 


Trẻ bị dị ứng sữa thường rất sớm ngay từ những tháng đầu đời. Ngoài ra còn có các loại trái cây như việt quất, bí đỏ, cà chua, khoai tây, mù tạt và các chất phụ gia dùng trong thức ăn như benzoat, salicylate, bột ngọt..

3.  Xử trí khi trẻ bị dị ứng thức ăn

✔️ Với trường hợp nhẹ
Nếu trẻ chỉ bị ngứa ngoài da, vết mẩn đỏ không nhiều,… bạn có thể giúp trẻ chườm nước đá giúp làm giảm cảm giác khó chịu. Các biểu hiện dị ứng có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày.

✔️ Với trường hợp nặng
Khi nhận thấy các dấu hiệu như vết mẩn đỏ lan rộng toàn thân, mí mắt và tay chân sưng phù, có biểu hiện khó thở, thở khò khè, tức ngực,… hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và xử trí khẩn cấp. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các mẹo vặt dân gian như đắp lá, bôi mỡ trăn,… cho trẻ, có thể làm lỡ mất khoảng thời gian vàng trong điều trị đồng thời khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy các biểu hiện dị ứng có mức độ nặng hoặc tiến triển nặng một cách nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu các bậc phụ huynh lưu ý kỹ hơn trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày. Qua những thông tin trên, nếu bạn đọc vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh qua số Hotline: 0911.92.91.92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn cụ thể.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

19-08-2024 Tác giả: Admin