Một số nguyên nhân gây ho ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài ở trẻ em xảy ra trong nhiều ngày thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường hô hấp. Ho kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ, làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, ăn không ngon, stress, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút...
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho
1.1 Cảm cúm, cảm lạnh
Cả cảm cúm và cảm lạnh đều có thể dẫn tới ho kéo dài ở trẻ em. Cảm lạnh có xu hướng gây ra những cơn ho từ mức độ nhẹ đến trung bình. Ho do cảm cúm thường nghiêm trọng hơn, ho khan. Điều trị bằng thuốc kháng sinh không có hiệu quả với cảm cúm và cảm lạnh. Cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà đơn giản như uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối ấm, làm ẩm không khí xung quanh bé (dùng máy phun sương tạo độ ẩm)…
Cả cảm cúm và cảm lạnh đều có thể dẫn tới ho kéo dài ở trẻ em
1.2. Trào ngược axit dạ dày
Các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày ở trẻ em thường là ho, hay bị nôn, trớ. ợ nóng, đắng họng… Điều trị trào ngược axit dạ dày tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, tình trạng sức khỏe và các vấn đề y tế khác. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như: tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây kích thích (sô cô la, bạc hà, các loại đồ ăn chiên rán, đồ uống có ga). Ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Tới bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
1.3 Nguyên nhân từ đường hô hấp trên của bé
Những bệnh lý thường gặp: Viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc ho có đàm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.
1.4 Nguyên nhân từ đường hô hấp dưới của bé
Các nguyên nhân có thể gặp: Viêm thanh quản với khàn tiếng, ho khan ho vang dội ong ỏng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen thường ho có đàm.
1.5 Hen suyễn
Đây là bệnh lý rất khó chẩn đoán bởi vì triệu chứng là khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ho khò khè, ho nhiều về đêm là một trong những triệu chứng điển hình của hen suyễn. Biểu hiện khác của hen suyễn là ho xuất hiện khi trẻ vận động chơi đùa. Điều trị hen suyễn tùy thuộc vào nguyên nhân, có thể là tránh tiếp xúc với khói, bụi, nước hoa, các hóa chất… Đi khám ngay nếu nghi ngờ trẻ có triệu chứng hen suyễn.
1.6 Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác hay gặp như ho gà, ho do dị ứng, ho do tác nhân vật lý, hóa học như hút thuốc lá thụ động.....
2. Cách điều trị
Khi bé bị ho , bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc bố mẹ tự ý cho trẻ nhỏ dùng thuốc. Đặc biệt hiện nay, tình hình đề kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) , bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi, thậm chí đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cũng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bé được 6 tuổi, bố mẹ có thể đến nhà thuốc mua thuốc ho cho bé, tuy nhiên cần sử dụng theo hướng dẫn của dược sĩ đứng quầy, lưu ý liều lượng phù hợp của thuốc đối với độ tuổi của trẻ. Không nên cho trẻ dùng nhiều hơn 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm, bởi vì trong mỗi thuốc thường có nhiều thành phần hoạt chất khác nhau và rất có thể bạn sẽ vô tình cho trẻ dùng một hoạt chất nào đó quá liều lượng, dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn.
Trường hợp nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức?
Không phải khi nào bé bị ho cũng cần được bác sĩ thăm khám đặc biệt. Đa phần các triệu chứng sẽ dần tự khỏi. Bệnh ho của bé khi nào cần đến khám bác sĩ? Tuy nhiên, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức đối với cơn ho kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây:
- Bé có biểu hiện tím tái môi và quanh môi.
- Bé thở mệt, thở gắng sức, thở dốc
Một số trường hợp cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt
Đối với các triệu chứng sau đây, cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
✔️Cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện
✔️Ho kèm nôn mửa.
✔️Mặt hay da môi tím khi ho
✔️Chảy nước dãi hoặc khó nuốt
✔️Tỏ vẻ rất yếu ớt hoặc mệt mỏi
✔️Bản thân bé hoặc bố mẹ cảm thấy có dị vật bị kẹt trong họng
✔️Đau ngực khi thở sâu
✔️Ho và thở khò khè
✔️Bé dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ tại trực tràng trên 39° C (Không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt)
✔️Bé sốt cao 40° C , không cải thiện trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.
✔️Bé bú kém hoặc bỏ bú.
Bệnh ho của bé là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, một khi đã tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến bé bị ho, triệu chứng cụ thể về bệnh ho của bé, quý phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng, để có thể thăm khám chuyên khoa và điều trị thích hợp nhất cho con em mình
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh