U nang thanh quản
Bề mặt của dây thanh quản được phủ bởi biểu mô có tuyến nhầy và được sắp xếp tạo ra các nếp gấp. Chính các nếp gấp này khiến cho dây thanh dễ rung hơn và tạo thành giọng nói. Âm sắc của tiếng nói, tiếng hát khác nhau giữa từng người là phụ thuộc vào sự đa dạng của các cấu trúc này. Vì có kết cấu là các nếp gấp, đôi khi, một trong những tuyến tiết nhầy trên lớp biểu mô này sẽ không thoát được dịch tiết ra ngoài. Hệ quả là sự tích tụ chất nhầy có vỏ bọc sẽ tạo thành u nang dây thanh.
1. Nang thanh quản là gì?
Nang thanh quản còn được biết đến với những tên gọi khác như nang nước dây thanh, u nang dây thanh quản. Đặc điểm của nang thanh quản là có hình dạng một bọc nhày hoặc bọc mủ vùng dây thanh, lớp màng của nang có màu trắng đục.
Nang dây thanh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Hiện nay, bệnh lý này có xu hướng xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi, ngay từ 20 tuổi. Nguyên nhân hình thành nang thanh quản hiện nay vẫn chưa được khẳng định chính xác.
U nang thanh quản
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng khả năng xuất hiện nang dây thanh, bao gồm:
✔️ Bệnh lý tai mũi họng và đường hô hấp, điển hình là viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,….
✔️ Người thường xuyên hút thuốc, sử dụng rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
✔️ Người thường xuyên phải nói nhiều, nói trong thời gian dài,.. khiến cho dây thanh rung động liên tục, không có khoảng nghỉ để đàn hồi dẫn đến hình thành dây thanh. Đây cũng là lý do chính khiến tình trạng nang thanh quản có xu hướng nhiều hơn ở một số nghề nghiệp đặc thù như MC, giáo viên, ca sĩ,….
Mặc dù cũng là một dạng u nhú thanh quản, tuy nhiên, nang thanh quản là một dạng u lành tính và về cơ bản sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, hoàn toàn khác với u thanh quản ác tính như ung thư. Song, bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, giao tiếp của người bệnh. Người bị nang thường bị khàn tiếng, đau vùng thanh quản và mất tiếng nếu nang quá lớn và hai dây thanh không thể khép mở bình thường. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị sớm khi phát hiện bệnh.
2. Nguyên nhân gây u nang thanh quản
U nang dây thanh có thể xảy ra thứ phát do lạm dụng giọng nói quá nhiều hoặc có thể là do lớp biểu mô bị mắc kẹt trong các nếp gấp. Bên cạnh đó, các u nang tích trữ chất nhầy có thể xảy ra tự phát hoặc có thể liên quan đến việc vệ sinh giọng nói kém. Khi sự tích tụ ngày càng nhiều, kích thước u nang tăng lên, chúng có thể bắt đầu gây ảnh hưởng đáng kể đến vùng rung của dây thanh âm và biểu hiện qua sự thay đổi giọng nói.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy Streptococcus pseudopneumoniae và có thể là Pseudomonas, đóng một phần vai trò trong các nguyên nhân của những tổn thương nếp gấp trên dây thanh có bản chất lành tính, chẳng hạn như u nang, nốt sần, polyp và phù nề. Tuy nhiên, các chủng vi sinh vật này lại không dễ dàng được tìm thấy thông qua xét nghiệm các mẫu nước bọt, dịch phết cổ họng hay các bệnh phẩm thông thường trên đường hô hấp.
Đồng thời, những chấn thương dù mức độ nhỏ nhưng lặp đi lặp lại do nói hay hát quá nhiều cũng có thể dẫn đến sự phát triển của u nang dây thanh và cả các khối polyp tại chỗ.
3. Điều trị dây
Vừa qua Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh vừa tiếp nhận bệnh nhân N.H.T (55 tuổi đến từ Kỳ Anh) nhập viện có tình trạng tiền sử khàn tiếng đã lâu, điều trị nội khoa nhiều lần không đỡ, đợt này khàn tiếng tăng lên kèm theo nói hụt hơi, khó nuốt.
Sau khi được thăm khám và lấy mẫu làm sinh thiết BSCKI Lưu Xuân Hải – Trưởng khoa Tai Mũi Họng kết luận anh T có một khối u nang lành tính ở dây thanh bên trái. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được Bác sĩ chỉ định phẫu thuật thanh quản để loại bỏ khối u.
Bác sĩ Hải cho biết: "U nang dây thanh quản là một dạng tổn thương lành tính nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói. Bản chất của u nang dây thanh là một túi chứa chất lỏng bài tiết từ biểu mô chứa nhiều tuyến nhỏ trên bề mặt dây thanh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể khôi phục lại được giọng nói của mình. Khi có những dấu hiệu bất thường người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời''.
Anh T chia sẻ trước đây khi chưa phẫu thuật khối u làm cản trở rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của bản thân, nhưng khi sau khi được Bác sĩ Hải trực tiếp điều trị loại bỏ khối u, thì hiện tại sức khỏe của anh hoàn toàn ổn định, giọng nói không còn khàn, ăn uống không còn vướng. Anh T hoàn toàn hài lòng về ca phẫu thuật của mình và cũng gửi lời cảm ơn đến đội ngũ y Bác sĩ tại khoa Tai Mũi Họng đã chăm sóc tận tình trong quá trình điều trị tại đây.
Với tiêu chí “Sức khỏe của bạn là sứ mệnh của chúng tôi’’ Khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh luôn mang đến cho tất cả quý khách hàng sự hài lòng nhất khi đến trải nghiệm khám chữa bệnh tại đâ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh
xccccccc