BỆNH VIÊM TAI GIỮA
1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa: Cấp, bán cấp, mãn tính, là bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em. Đặc biệt giao mùa là thời điểm phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng, do đó cha mẹ hãy trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tai giữa để có cách xử lí khi trẻ mắc bệnh.
Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.
2. Các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Các dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ em
Dù rất khó để nhận biết các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do bé chưa thể mô tả rõ ràng về tính trạng bệnh của mình. Song dưới đây là một số triệu chứng phổ biến báo hiệu cho bố mẹ biết bé có thể đang bị viêm tai giữa, cụ thể:
✔️ Sốt từ 38,3 - 38,9 độ C.
✔️ Kém phản ứng với âm thanh.
✔️ Chảy dịch, chảy mủ từ ống tai ngoài.
✔️ Ăn bú kém, bỏ bú, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.
✔️ Ở trẻ lớn có thể kêu đau tai, ù tai, không nghe được.
✔️ Quấy khóc cả ngày lẫn đêm, khóc ré lên khi đặt nằm xuống, thức giấc nhiều về đêm.
3. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
3.1 Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ
Tai - mũi - họng có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế khi trẻ bị viêm tai giữa, bạn cần giữ gìn vệ sinh cả ba bộ phận này.
● Vệ sinh tai: Nếu tai trẻ bị chảy mủ, bận cần làm sạch tai cho trẻ. Dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu, có thể khiến tai bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài.
Vệ sinh tai sạch sẽ cho bé
● Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Nếu trời lạnh cần ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh.
● Vệ sinh họng: Rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
3.2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi. Bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần tăng lượng sữa hàng ngày, cho trẻ bú nhiều hơn.
3.3. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê trong đơn.
Nếu trẻ bị sốt cần chườm khăn ấm để trẻ mau hạ sốt. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt trên 38,5 độ C hoặc tỏ ra khó chịu, đau nhiều.
3.4. Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy các biểu hiện bệnh nặng
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà cần hết sức lưu ý. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám lại.
Các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám bao gồm:
● Trẻ nôn hoặc bị tiêu chảy
● Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không đỡ
● Trẻ liên tục kêu đau, mức độ và tần suất đau tăng dần
● Trẻ tỏ ra khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
4. Bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ?
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể được phòng tránh bằng các cách sau:
- Ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh khác. Dạy trẻ rửa tay thường xuyên và không dùng chung dụng cụ ăn uống. Dạy trẻ che khi ho hoặc hắt hơi. Nếu có thể, hãy giảm thời gian gửi con ở nhà trẻ hoặc chọn nơi có số lượng trẻ giới hạn. Khi trẻ bị ốm, hãy cho trẻ nghỉ học.
- Tránh khói thuốc. Bố mẹ hãy đảm bảo rằng không có ai hút thuốc trong nhà. Khi đưa trẻ ra ngoài, hãy ở trong khu vực không hút thuốc lá.
- Cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu có thể, hãy cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất sáu tháng. Sữa mẹ chứa các kháng thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai.
- Nếu trẻ bú bình, hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng. Tránh cho trẻ bú khi đang nằm.
- Hãy nghe lời khuyên của bác sĩ về việc tiêm chủng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những loại vaccine thích hợp cho con bạn. Tiêm vaccine cúm theo mùa, vaccine phế cầu và các vaccine vi khuẩn khác có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh, Chuyên khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....
Khám và điều trị viêm tai giữa tại Bệnh viện đa khoa TTH Hà Tĩnh
Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc đăng ký form thông tin bên dưới:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TTH HÀ TĨNH
💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙
📞 0911 92 91 92
🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh