Hiện nay, có khoảng 302 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh thoái khoá khớp (THK), đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người cao tuổi [5]. Trong đó, THK gối chiếm gần 4/5 số lượng bệnh nhân thoái hóa khớp trên toàn thế giới, tăng dần theo tuổi tác, mức độ béo phì. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm cục bộ, triệu chứng chủ yếu là đau, giảm khả năng vận động và chức năng của khớp dẫn đến suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống [1].
Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.
Các thuốc PPI được kê đơn không cần thiết trong 80% trường hợp với mục đích ngăn ngừa tổn thương dạ dày tá tràng do NSAID ở những bệnh nhân không có nguy cơ gặp biến chứng dạ dày tá tràng.
Chỉ cân nhắc kê đơn đồng thời PPI và NSAID để phòng ngừa khi có các yếu tố nguy cơ trong các trường hợp sau:
+ Người từ 65 tuổi trở lên;
+ Người có tiền sử loét dạ dày hoặc tá tràng (trong trường hợp này phải phát hiện và điều trị nhiễm vi khuẩn H. pylori);
Mặc dù hầu hết các hướng dẫn điều trị đều khuyến cáo metformin là liệu pháp đầu tay trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, nhưng hiện nay một số chuyên gia y tế đã ủng hộ việc khởi đầu điều trị với các thuốc mới (ví dụ các thuốc ức chế thụ thể SGLT-2 và các thuốc đồng vận GLP-1)
(Cảnh báo từ cơ quan Quản lý Dược phẩm và sản phẩm Y tế Pháp ANSM) Ngày 12/08/2022, Trung tâm DI & ADR quốc gia đưa ra cảnh báo về độc tính của Colchicin theo khuyến cáo từ Cơ quan quản lý Dược phẩm và sản phẩm Y tế Pháp ANSM: Colchicin là thuốc có khoảng điều trị hẹp, do vậy có nguy cơ cao xảy ra quá liều, biểu hiện ban đầu là rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, buồn nôn, nôn). Ngộ độc colchicin liều cao có thể gây ra suy đa tạng, thậm chí gây tử vong (do tổn thương hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, huyết học). Những nguy cơ trên có thể được giảm thiểu bằng cách tuân thủ chỉ định, khuyến cáo về liều dùng, chống chỉ định và tương tác thuốc trong tờ Thông tin Sản phẩm.
Bệnh gan do rượu (ALD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gan tiến triển và tử vong liên quan đến gan trên toàn cầu, bệnh nhân phải ghép gan nhiều nhất thế giới. Trên toàn cầu, có 3 triệu ca tử vong hàng năm do sử dụng rượu có hại, chiếm 5,3% tổng số ca tử vong và 13,5% số ca tử vong ở những người từ 20 đến 39 tuổi. Bệnh diễn biến thầm lặng từ tổn thương sớm không có triệu chứng sau đó tiến triển đến xơ gan mất bù và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. So với các nguyên nhân gây bệnh gan khác, bệnh ALD diễn biến nhanh hơn ở giai đoạn tiến triển của bệnh.